Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.
Qua trao đổi thông tin tại hội thảo ông Nguyễn Diễu, Nghiên cứu viên-Viện nghiên cứu NTTS III cho biết, để nuôi cua thành công cần chú ý:
- Nuôi cua gần giống như nuôi tôm, do đó ao nuôi nằm trong vùng chuyên canh nuôi tôm, thuận lợi cho nông dân trong vùng có điều kiện tham quan học tập, có nguồn nước, chất đất phù hợp với tập tính sinh sống của cua.
- Đối với các ao nuôi cũ, công tác cải tạo ao phải đặc biệt chú ý cải tạo ao thật kỹ để loại bỏ con lịch trú ẩn trong các hang, khe hở của ao. Nếu không loại bỏ triệt để con lịch, nó sẽ ăn hết cua con lúc mới thả.
- Về con giống: cần chọn con giống có chất lượng, sáng màu, đồng cỡ. Cua giống từ 0,5-1 cm, chú ý khâu vận chuyển.
Kết thúc hội thảo, Ban tổ chức hướng dẫn các đại biểu tham dự đi tham quan 3/5 mô hình đã đầu tư tại xã. Được biết, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III hỗ trợ 100% con giống và 25% thức ăn. Qua 3 tháng thực hiện cua nuôi đạt 300 gram/con. Tỷ lệ sống đạt 50%, mật độ thả nuôi 1-1,5 con/m2, dự kiến thu hoạch vào tháng 8 năm 2013 trọng lượng sẽ lớn hơn.
Đây là mô hình nuôi thương phẩm đầu tiên của tỉnh sử dụng con giống sản xuất nhân tạo. Qua mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh kế nhất định cho người nuôi, đặc biệt là đối với những ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh, góp phần cho người nuôi cải thiện kinh tế gia đình. Đồng thời đây cũng là một trong những đối tượng được đưa vào khuyến khích bà con nuôi luân vụ với tôm sú nhằm cải tạo lại môi trường ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Từ một thanh niên chăn bò, chỉ sau vài năm chuyển sang nuôi động vật quý hiếm, Trương Thanh Phúc (29 tuổi, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đã có của ăn của để.

Người chăn nuôi ở Bình Thuận đang triển khai mô hình chăn nuôi lợn trên đệm lót để giữ ấm cho vật nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.

Sau vài vụ được mùa, được giá, thì đột nhiên giá mỳ mùa này rớt thê thảm khiến hàng nghìn nông dân ở Krông Pa (Gia Lai) phải đắng họng vì thua lỗ. Lối thoát được trông đợi nhất là Nhà máy mỳ Phú Túc lại “làm eo” quay lưng với lợi ích của nông dân trong khi đó diện tích trồng mỳ toàn huyện đã tăng lên chóng mặt…

Nhiều hộ dân trồng khoai mỡ ở Thạnh Hoá, Long An đang lâm cảnh vô cùng điêu đứng vì sau khi phun thuốc trừ cỏ hiệu Misaron 80WP thì khoai mỡ cháy lá và chết rụi.

Nông dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam... đang ào ạt phá rừng phòng hộ, phá vườn, phá ruộng lúa để đào hồ nuôi tôm.