Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Triển Vọng Mới Cho Người Nuôi
Ngày đăng: 26/02/2014

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.

Qua trao đổi thông tin tại hội thảo ông Nguyễn Diễu, Nghiên cứu viên-Viện nghiên cứu NTTS III cho biết, để nuôi cua thành công cần chú ý:

- Nuôi cua gần giống như nuôi tôm, do đó ao nuôi nằm trong vùng chuyên canh nuôi tôm, thuận lợi cho nông dân trong vùng có điều kiện tham quan học tập, có nguồn nước, chất đất phù hợp với tập tính sinh sống của cua.

- Đối với các ao nuôi cũ, công tác cải tạo ao phải đặc biệt chú ý cải tạo ao thật kỹ để loại bỏ con lịch trú ẩn trong các hang, khe hở của ao. Nếu không loại bỏ triệt để con lịch, nó sẽ ăn hết cua con lúc mới thả.

- Về con giống: cần chọn con giống có chất lượng, sáng màu, đồng cỡ. Cua giống từ 0,5-1 cm, chú ý khâu vận chuyển.

Kết thúc hội thảo, Ban tổ chức hướng dẫn các đại biểu tham dự đi tham quan 3/5 mô hình đã đầu tư tại xã. Được biết, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III hỗ trợ 100% con giống và 25% thức ăn. Qua 3 tháng thực hiện cua nuôi đạt 300 gram/con. Tỷ lệ sống đạt 50%, mật độ thả nuôi 1-1,5 con/m2, dự kiến thu hoạch vào tháng 8 năm 2013 trọng lượng sẽ lớn hơn.

Đây là mô hình nuôi thương phẩm đầu tiên của tỉnh sử dụng con giống sản xuất nhân tạo. Qua mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh kế nhất định cho người nuôi, đặc biệt là đối với những ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh, góp phần cho người nuôi cải thiện kinh tế gia đình. Đồng thời đây cũng là một trong những đối tượng được đưa vào khuyến khích bà con nuôi luân vụ với tôm sú nhằm cải tạo lại môi trường ao nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Trà Vinh Tìm Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Người Nuôi Tôm Trà Vinh Tìm Giải Pháp Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Người Nuôi Tôm

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

24/04/2014
Nghề Chăn Nuôi Bò Sữa Hiệu Quả, Nhưng Chưa Được Nhân Rộng Nghề Chăn Nuôi Bò Sữa Hiệu Quả, Nhưng Chưa Được Nhân Rộng

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.

24/04/2014
Tài Văn (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Trồng Cỏ Nuôi Bò Tài Văn (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Trồng Cỏ Nuôi Bò

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.

24/04/2014
Cần Hỗ Trợ Người Dân Tái Canh Cây Cà Phê Cần Hỗ Trợ Người Dân Tái Canh Cây Cà Phê

Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.

24/04/2014
Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu Hỗ Trợ Giống Để Chuyển Đổi Từ Trồng Lúa Sang Trồng Cây Màu

Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

24/04/2014