Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Đồng Trong Ao Đất Và Ruộng Lúa Dễ Nuôi, Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Cua Đồng Trong Ao Đất Và Ruộng Lúa Dễ Nuôi, Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 29/04/2013

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ”, do Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì thực hiện đã xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh, giúp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo có thể áp dụng.

Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” với 5 hộ nông dân tham gia nuôi trên 1ha ruộng lúa và ao đất. Áp dụng mô hình này, người nuôi bỏ vốn nhỏ, công chăm sóc ít và cua cũng ít gặp rủi ro dịch bệnh. Sau khoảng 3 tháng nuôi, người nuôi có thể đặt rập để thu hoạch cua theo kiểu tỉa thưa dần, lựa những con chắc thịt, đủ gạch để bán. Kết thúc thành công mô hình thử nghiệm, nhóm triển khai dự án còn xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh để bà con nông dân có thể học tập làm theo.

Cua đồng là thực phẩm sạch, ngon, bổ, được nhiều gia đình chọn làm thực phẩm ưu tiên trong bữa ăn gia đình. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cua đồng trong địa bàn tỉnh rất lớn, đặc biệt vào mùa khô. Giá cua đồng tại các chợ trong mùa khô có thể lên tới hơn 100.000 đồng/kg, sẽ tạo nên nguồn thu nhập khá cho người nuôi cua.

Bà Nguyễn Thị Dáng, Chủ nhiệm dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” cho biết, cua đồng là loài thủy sinh dễ nuôi, môi trường sống không quá khắt khe. Cua có thể sống trong điều kiện có mặt nước ao, hồ, sông, suối và ruộng đồng. Thức ăn của cua cũng rất đa dạng, cua có thể ăn nhiều loại thức ăn dễ kiếm trong sản xuất nông nghiệp như: bắp, khoai lang, khoai mì, cá tạp, rau muống, bèo cái, lục bình…

Tuy nhiên, bên cạnh việc là loại thức ăn dân dã, bổ dưỡng của con người, cua cũng là món khoái khẩu của nhiều loài động vật khác trong tự nhiên như cá, ếch, rắn, chuột và ngay bản thân loài cua cũng tự ăn thịt lẫn nhau khi đến thời kỳ lột xác. Đây là nguyên nhân gây tỷ lệ hao hụt cao khi nuôi cua với mật độ lớn mà không bảo đảm các điều kiện bảo vệ cua. Chính vì vậy, khi nuôi cua đồng trong ao đất và ruộng lúa, bà con nông dân cần xây dựng bờ rào bảo vệ xung quanh ruộng hoặc ao nuôi.

Nên nuôi cua luân canh với một vụ lúa hoặc một vụ cá. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cua nhiều lần lột xác để lớn lên, để tránh cua bị ăn thịt khi lột xác, cần tạo thêm nhiều bờ đất trong ao, thả nhiều gốc chà, ống tre,… để cua có nhiều chỗ trú ẩn. Ngoài ra, cần thả nhiều bèo cái, lục bình, rau muống, trồng cỏ, gieo lúa (không chăm sóc lúa)… trong ao, trong ruộng để vừa có thêm thức ăn cho cua, vừa tạo chỗ trú ẩn cho cua. Để cua mau lớn và hạn chế việc tự tìm ăn thịt lẫn nhau, cần bảo đảm cho cua ăn đủ mỗi ngày theo đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn.

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” nhằm xây dựng, hoàn thiện và nhân rộng quy trình nuôi cua đồng thương phẩm trên địa bàn tỉnh, góp phần làm da dạng các đối tượng nuôi, giảm áp lực khai thác cua đồng từ tự nhiên, giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập nâng cao đời sống. Đồng thời, dự án cung cấp thêm một số loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, an toàn cho người tiêu dùng. Với sự thành công của dự án, thời gian tới, mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa cần được nhân rộng và phát


Có thể bạn quan tâm

Quản Lý Bệnh Hại, Phát Triển Thanh Long Bền Vững Quản Lý Bệnh Hại, Phát Triển Thanh Long Bền Vững

Chỉ tính trong nửa đầu năm 2014, diện tích thanh long trồng mới ở các địa phương khoảng 3.376 ha, đưa diện tích thanh long toàn tỉnh lên 23.927 ha. Với tốc độ phát triển nhanh như vậy, đồng nghĩa với tình hình sâu bệnh hại xảy ra trên thanh long ngày càng phức tạp, nhất là bệnh đốm trắng, thán thư, gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

08/09/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Mưa Dầm Ảnh Hưởng Lúa Hè Thu Đồng Bằng Sông Cửu Long Mưa Dầm Ảnh Hưởng Lúa Hè Thu

Khoảng một tuần nay nhiều nơi ở ĐBSCL có mưa liên tục làm ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa hè thu. Chiều 22-6, ông Trần Điền Lang, Trưởng ấp Đông Giang, xã Đông Bình, huyện Thới Lai (Cần Thơ) cho biết, mưa dầm đã làm lúa bị đỗ ngã hàng loạt khiến chi phí thu hoạch tăng cao, tỷ lệ hao hụt nhiều và chất lượng lúa cũng bị ảnh hưởng.

24/06/2014
Làm Nông Sản Theo Làm Nông Sản Theo "Chuẩn" Nào?

Những năm qua, một số mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp theo chuẩn toàn cầu đã thuyết phục được nhiều nông dân làm theo, nhưng khó khăn về đầu ra khiến nông dân e ngại. Dù vậy, đây vẫn là xu hướng tất yếu để nông sản Việt có chỗ đứng trên thị trường thế giới trong giai đoạn hội nhập.

08/09/2014
Mặn Mòi Cá Mặn Mòi Cá "Đoàn"

Tháng 1-5 âm lịch hàng năm là mùa cá “đoàn” - cách mà ngư dân đặt cho những loại cá nhỏ đi theo bầy và thường hay vướng vào lưới. Để rồi sau mỗi phiên biển, khi cập về bờ, chủ tàu phải huy động tất cả thuyền viên, thậm chí thuê thêm người mới giũ sạch được lưới...

24/06/2014
Lao Đao Với Bệnh Vàng Lá Gân Xanh Lao Đao Với Bệnh Vàng Lá Gân Xanh

Kể từ khi bệnh vàng lá gân xanh xuất hiện đến nay, những vườn cam sành bạt ngàn nằm ven các con lộ nông thôn chạy qua địa bàn các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy ngày nào đã nhanh chóng thay màu lá mới, khi màu xanh tươi tốt dần biến mất và để lại một màu vàng nhạt nhẽo ngoài mong đợi.

08/09/2014