Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Đồng Trong Ao Đất Và Ruộng Lúa Dễ Nuôi, Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Cua Đồng Trong Ao Đất Và Ruộng Lúa Dễ Nuôi, Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 29/04/2013

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ”, do Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì thực hiện đã xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh, giúp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo có thể áp dụng.

Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” với 5 hộ nông dân tham gia nuôi trên 1ha ruộng lúa và ao đất. Áp dụng mô hình này, người nuôi bỏ vốn nhỏ, công chăm sóc ít và cua cũng ít gặp rủi ro dịch bệnh. Sau khoảng 3 tháng nuôi, người nuôi có thể đặt rập để thu hoạch cua theo kiểu tỉa thưa dần, lựa những con chắc thịt, đủ gạch để bán. Kết thúc thành công mô hình thử nghiệm, nhóm triển khai dự án còn xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh để bà con nông dân có thể học tập làm theo.

Cua đồng là thực phẩm sạch, ngon, bổ, được nhiều gia đình chọn làm thực phẩm ưu tiên trong bữa ăn gia đình. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cua đồng trong địa bàn tỉnh rất lớn, đặc biệt vào mùa khô. Giá cua đồng tại các chợ trong mùa khô có thể lên tới hơn 100.000 đồng/kg, sẽ tạo nên nguồn thu nhập khá cho người nuôi cua.

Bà Nguyễn Thị Dáng, Chủ nhiệm dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” cho biết, cua đồng là loài thủy sinh dễ nuôi, môi trường sống không quá khắt khe. Cua có thể sống trong điều kiện có mặt nước ao, hồ, sông, suối và ruộng đồng. Thức ăn của cua cũng rất đa dạng, cua có thể ăn nhiều loại thức ăn dễ kiếm trong sản xuất nông nghiệp như: bắp, khoai lang, khoai mì, cá tạp, rau muống, bèo cái, lục bình…

Tuy nhiên, bên cạnh việc là loại thức ăn dân dã, bổ dưỡng của con người, cua cũng là món khoái khẩu của nhiều loài động vật khác trong tự nhiên như cá, ếch, rắn, chuột và ngay bản thân loài cua cũng tự ăn thịt lẫn nhau khi đến thời kỳ lột xác. Đây là nguyên nhân gây tỷ lệ hao hụt cao khi nuôi cua với mật độ lớn mà không bảo đảm các điều kiện bảo vệ cua. Chính vì vậy, khi nuôi cua đồng trong ao đất và ruộng lúa, bà con nông dân cần xây dựng bờ rào bảo vệ xung quanh ruộng hoặc ao nuôi.

Nên nuôi cua luân canh với một vụ lúa hoặc một vụ cá. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cua nhiều lần lột xác để lớn lên, để tránh cua bị ăn thịt khi lột xác, cần tạo thêm nhiều bờ đất trong ao, thả nhiều gốc chà, ống tre,… để cua có nhiều chỗ trú ẩn. Ngoài ra, cần thả nhiều bèo cái, lục bình, rau muống, trồng cỏ, gieo lúa (không chăm sóc lúa)… trong ao, trong ruộng để vừa có thêm thức ăn cho cua, vừa tạo chỗ trú ẩn cho cua. Để cua mau lớn và hạn chế việc tự tìm ăn thịt lẫn nhau, cần bảo đảm cho cua ăn đủ mỗi ngày theo đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn.

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” nhằm xây dựng, hoàn thiện và nhân rộng quy trình nuôi cua đồng thương phẩm trên địa bàn tỉnh, góp phần làm da dạng các đối tượng nuôi, giảm áp lực khai thác cua đồng từ tự nhiên, giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập nâng cao đời sống. Đồng thời, dự án cung cấp thêm một số loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, an toàn cho người tiêu dùng. Với sự thành công của dự án, thời gian tới, mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa cần được nhân rộng và phát


Có thể bạn quan tâm

Thời Tiết Thuận Lợi, Ngư Dân Khôi Phục Diện Tích Nuôi Nghêu Thời Tiết Thuận Lợi, Ngư Dân Khôi Phục Diện Tích Nuôi Nghêu

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tình hình nuôi nghêu trên biển Tân Thành năm nay thuận lợi, không xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho địa phương như các năm vừa qua.

18/06/2014
Thả Tép Ra Đồng Thả Tép Ra Đồng

Lần theo địa chỉ được anh bạn giới thiệu, tìm về đúng khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa (Tp. Long Xuyên, An Giang), chúng tôi hỏi thăm suốt dọc đường mà nghe tên ông Ba Kim ai cũng lắc đầu ngơ ngác. Nhưng chỉ cần “quá bộ” vài bước xuống cánh đồng ngay kế lộ, thì người nào cũng biết và nhiệt tình chỉ đường về “trại tép Ba Kim”.

18/06/2014
Sản Lượng Thủy Sản Ước Tăng Hơn 1 Nghìn Tấn Sản Lượng Thủy Sản Ước Tăng Hơn 1 Nghìn Tấn

Nơi có sản lượng đạt cao là Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên do nông dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi thâm canh; công tác kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản, giống và phòng chống dịch bệnh trên cá được chú trọng đã hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi.

18/06/2014
Dầu Tiếng (Bình Dương) Nỗ Lực Đưa Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Ổn Định Dầu Tiếng (Bình Dương) Nỗ Lực Đưa Ngành Chăn Nuôi Phát Triển Ổn Định

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khá lớn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện. Cùng với việc phát huy thế mạnh chăn nuôi trong nông nghiệp, hiện Dầu Tiếng (Bình Dương) đang tập trung phát triển ngành này theo hướng công nghiệp.

18/06/2014
Hội Nông Dân Yên Đồng Thực Hiện Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Hội Nông Dân Yên Đồng Thực Hiện Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn

Với diện tích canh tác trên 740ha; trong đó đất 2 lúa có 445ha, đất chuyên màu trên 293ha, Yên Đồng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của huyện Ý Yên (Nam Định). Triển khai chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn của Hội Nông dân (HND) tỉnh từ năm 2009, HND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 150ha đất 2 lúa ở các cánh đồng thôn Cốc Dương, An Trung sang trồng rau sạch nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

18/06/2014