Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn)

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.
Nuôi thủy sản theo hướng GAP có thể hiểu đơn giản là quy trình nuôi cá theo đúng các hướng dẫn khoa học kỹ thuật về đảm bảo nguồn nước sạch, thức ăn sạch, ao nuôi được vệ sinh thường xuyên nhằm mang lại nguồn thực phẩm thủy sản sạch, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAP được thực hiện tại xã Khang Ninh huyện Ba Bể có quy mô 0,7 ha với 10 hộ dân tham gia, Chương trình được thực hiện từ tháng 5/2012 đến tháng 12/2012. Khi tham gia mô hình này, các hộ dân được hỗ trợ 100% giống, 50% thức ăn, thuốc hoá chất, vôi còn lại là vốn đối ứng đóng góp của hộ tham gia mô hình. Sau 7 tháng thực hiện, trọng lượng trung bình của cá đạt 0,5 kg/con, sản lượng ước đạt 8,7 tấn/ha.
Bà Đặng Thị Anh Thơ – Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Bể cho biết: cá rô phi đơn tính là loại cá dễ nuôi, ít bệnh, có khả năng thích ứng với các kiểu điều kiện khí hậu thay đổi nên tỷ lệ sống cao, phù hợp với các điều kiện tận dụng diện tích mặt nước nhỏ ở miền núi nên đem lại hiểu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Qua thực hiện mô hình nuôi cá nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAP đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó, người dân đã được tiếp cận với kỹ thuật nuôi mới, có thêm kinh nghiệm nuôi thuỷ sản. Kết quả bước đầu của mô hình thử nghiệm nuôi cá rô phi đơn tính theo quy trình GAP tại huyện Ba Bể sẽ mở ra một hướng phát triển kinh tế thuỷ sản mới cho người dân trên địa bàn.
Quan trọng hơn, mô hình nuôi các rô phi đơn tính theo quy trình GAP đã giúp người dân nhận thấy việc nuôi thủy sản theo hướng thâm canh mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp nuôi quảng canh truyền thống. Bà La Thị Thuyền - Trạm Trưởng Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện Ba Bể cho biết: Để mở rộng mô hình này trên địa bàn còn gặp không ít khó khăn do bà con quen nuôi cá theo phương pháp truyền thống nên khi nuôi theo quy trình GAP, người dân chưa thực hiện đúng các biện pháp sinh học, hóa dược vì vậy hiệu quả chưa thực sự cao.
Bên cạnh đó, vì đây là quy trình nuôi cá hoàn toàn mới nên bên cạnh sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn, rất cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp và sự chủ động thay đổi nhận thức của bà con thì đây sẽ là một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi TBKTSG Online đăng tin "Bộ NN-PTNT: Lúa vụ 3 lợi nhiều hơn hại" từ một dự thảo quy hoạch sản xuất lúa vụ 3 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tòa soạn đã nhận được bài viết phản hồi của một nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, chúng tôi đăng bài viết này để rộng đường dư luận vốn có nhiều tranh luận về lợi và hại của lúa vụ 3 trong nhiều năm qua.

Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.

Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).