Mô Hình Nuôi Cá Nước Lợ Thu Trăm Triệu

Dù giá trị kinh tế không cao bằng tôm sú nhưng với đặc tính dễ nuôi, cá chẽm và cá điều hồng mang lại hiệu quả rất khả quan.
Trước năm 2007, hầu hết người dân ở xã Quảng Công (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đều sống bằng nghề nuôi tôm sú nước lợ. Nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong giai đoạn 2003-2005, các vụ tôm liên tục lỗ lớn khiến nhiều bà con lâm vào cảnh khó khăn.
Sau một thời gian, một số hộ dân đã chuyển sang nuôi cá nước lợ như cá chẽm, cá điêu hồng. Dù giá trị kinh tế không cao bằng tôm sú nhưng với đặc tính dễ nuôi, cá chẽm và cá điều hồng mang lại hiệu quả rất khả quan. Thức ăn cho cá dồi dào, chủ yếu là cá tạp do ngư dân đánh bắt được ở biển và đầm phá.
Nhận thấy đây là một cơ hội lớn, chính quyền địa phương đã chủ động nhân rộng mô hình nuôi cá cho toàn xã. Anh Phạm Văn Đống - cán bộ phụ trách thủy sản huyện Quảng Điền, cho biết: Ban đầu chỉ một vài hộ nuôi lẻ tẻ, sau một thời gian thấy ăn nên làm ra, đến nay cả xã đã có gần 200 hộ dân triển khai nuôi cá, đem lại lợi nhuận cao, dần dần chuyển thành nghề mang lại thu nhập chính cho hầu hết các hộ dân trong xã.
Tận dụng diện tích hồ nuôi tôm trước kia, người dân chủ động nạo vét, làm sạch lòng hồ. Bên cạnh đó, do đặc tính cần phải thay đổi nước liên tục để cá sinh sôi phát triển, cán bộ thủy sản đã hướng dẫn người dân thông cống thoát nước, tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ. Cá giống khi mua về được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng, đặc biệt là trong quá trình ương thả và chăm sóc. Nhờ đó, cá nước lợ ở đây phát triển rất tốt, tương đối ít dịch bệnh, khả năng thích nghi nhanh chóng.
Chính nhờ vậy, từ năm 2009 đến nay, người dân nuôi cá liên tiếp thu được lãi lớn, điển hình như hộ gia đình ông Phạm Viết Dũng - một trong những hộ dân đầu tiên thực hiện chuyển đổi mô hình, thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm trên 4 hồ cá. Với giá bán dao động từ 70.000-75.000/kg, mỗi hồ cá mang lại lợi nhuận hằng năm trung bình 50 triệu đồng tùy theo mật độ nuôi của từng hộ. Đến nay, cả xã có đến 196 hộ nuôi, trên tổng diện tích xen ghép hơn 70ha, trung bình mỗi ha thu lợi từ 150-200 triệu đồng mỗi vụ.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.

New Zealand là nước có nền sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều tiêu chí rất khắt khe về chất lượng. Đợt này phía New Zealand đã chấp nhận mua đạm Phú Mỹ với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.

Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm đối tác nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 (AgroViet 2014), do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức khai mạc ngày 14.11 tại Hà Nội.