Mô hình nuôi cá mú đạt hiệu quả

Cuối năm 2014, Hội Nông dân xã An Ngãi đã lập dự án hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư vào mô hình nuôi cá mú.
Đã có 5 hộ được vay 100 triệu đồng nuôi trên diện tích 4ha.
Cuối tháng 9-2015, các hộ nuôi đã thu hoạch được 4,8 tấn cá, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi hộ thu lãi 45 triệu đồng.
Nhận thấy đây là mô hình có hiệu quả hơn nuôi tôm, tháng 10-2015, Hội Nông dân xã An Ngãi tiếp tục xây dựng dự án vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Long Điền 240 triệu đồng để tiếp tục hỗ trợ cho 8 hộ nuôi, nâng tổng diện tích lên 8ha, giải quyết việc làm cho 120 lao động.
Có thể bạn quan tâm

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình cù lao giáp biển, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) trong thời gian qua. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn khó khăn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên lĩnh vực này là điều khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt gần 73,5 triệu đô la Mỹ, trong khi, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 57,5 triệu đô la Mỹ. Đây là bước tăng khá lớn vì cùng kỳ năm 2013, giá trị mặt hàng rau quả của Trung Quốc vẫn cao hơn so với Thái Lan.

Ngày 1-9, ông Phạm Hữu Thủ, Trưởng phòng Trồng trọt - Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, cho biết, vài ngày qua, giá thanh long tại Bình Thuận tăng vọt trở lại sau một thời gian rớt giá.