Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt

Để giúp cho bà con nông dân thực hiện đa dạng hóa vật nuôi đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho kinh tế gia đình.
Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt trên diện tích 400m2.
Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt của hộ ông Bùi Thành Công
Bà con tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi.
Về ao nuôi, độ sâu khoảng 1 mét, được lót bạt phủ đáy ao, trên lợp lưới để tránh thất thoát cá.
Mùa vụ nuôi cá kèo từ tháng 4 đến tháng 5 khi bắt đầu có con giống tự nhiên.
Chọn cá khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không bị nhiễm bệnh, màu sắc tươi sáng, có nhiều nhớt.
Về chăm sóc và quản lý ao nuôi, cá kèo có tính ăn tạp, ngoài thức ăn tự nhiên có trong ao như phù du động thực vật, sinh vật đáy, rong tảo sống bám, mùn bã hữu cơ… cá còn cần được bổ sung các thức ăn chế biến và thức ăn viên công nghiệp.
Cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp cần phải chọn loại kích cỡ thức ăn phù hợp với độ lớn của cá để cá có khả năng sử dụng thức ăn hiệu quả nhất.
Ngoài ra, trong thời gian nuôi, trong thức ăn nên bổ sung thêm một số loại men tiêu hoá nhằm kích thích cho cá ăn ngon và tiêu hoá tốt hơn, tránh hiện tượng cá bị chướng bụng, đầy hơi.
Thu hoạch cá sau 5 - 6 tháng nuôi, cá kèo có thể đạt trọng lượng trung bình từ 30 - 40 con/kg, tuỳ theo giá cả thị trường, người nuôi chọn thời điểm để thu hoạch.
Với cách làm trên, vụ nuôi này hộ ông Bùi Thành Công ở ấp Vàm Rạch Cỏ, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải đã đầu tư 200m2 ao lót bạt, thả nuôi 1kg cá giống.
Ông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 40% chi phí con giống và 20% thức ăn.
Hiện gia đình đang chuẩn bị thu họach, ước tính cho năng suất trên 390kg, với giá hiện nay là 80.000 đồng/kg gia đình thu vào hơn 12 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Lợi ích nữa là ao bạt sẽ được tái sử dụng cho 2 đến 3 vụ nuôi kế tiếp mà không tốn thêm chi phí.
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện, thí điểm ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải đã mở ra một triển vọng mới, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân ở địa phương .
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, người chăn nuôi tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh mô hình chăn nuôi bò (bò thịt và bò sữa). Hằng năm, Tiền Giang có hàng trăm hộ gia đình thoát nghèo nhờ được hỗ trợ vốn chăn nuôi và phát triển đàn bò...

Được nông dân sản xuất theo quy trình an toàn, không có sự can thiệp của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, cây chè Tuyết shan xã Bản Liền (Bắc Hà - Lào Cai) giờ đã có chỗ đứng tại thị trường khó tính, đó là các nước ven Địa Trung Hải và châu u.

Thời tiết chuyển sang mùa mưa nên thị trường cây giống ở Chợ Lách (Bến Tre) cũng bắt đầu sôi động. Từ sau Tết đến nay, cây giống ở đây tăng giá liên tục, nhiều loại cây chủ lực có lúc tăng hơn 100% so với giá cùng thời điểm năm 2013. Cầu đã vượt cung, thế nhưng qua đây những nhược điểm của thị trường này cũng bộc lộ...

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cây truyền thống sang canh tác cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Võ Minh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh - Phú Yên) đã từng bước nâng cao đời sống gia đình, xứng đáng là nông dân sản xuất giỏi.

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC từ tháng 11-2009. Sau khi được chứng nhận MSC, nghêu Bến Tre được nhiều nước trên thế giới quan tâm, do đó giá nghêu thương phẩm liên tục tăng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.