Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt

Để giúp cho bà con nông dân thực hiện đa dạng hóa vật nuôi đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho kinh tế gia đình.
Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt trên diện tích 400m2.
Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt của hộ ông Bùi Thành Công
Bà con tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi.
Về ao nuôi, độ sâu khoảng 1 mét, được lót bạt phủ đáy ao, trên lợp lưới để tránh thất thoát cá.
Mùa vụ nuôi cá kèo từ tháng 4 đến tháng 5 khi bắt đầu có con giống tự nhiên.
Chọn cá khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không bị nhiễm bệnh, màu sắc tươi sáng, có nhiều nhớt.
Về chăm sóc và quản lý ao nuôi, cá kèo có tính ăn tạp, ngoài thức ăn tự nhiên có trong ao như phù du động thực vật, sinh vật đáy, rong tảo sống bám, mùn bã hữu cơ… cá còn cần được bổ sung các thức ăn chế biến và thức ăn viên công nghiệp.
Cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp cần phải chọn loại kích cỡ thức ăn phù hợp với độ lớn của cá để cá có khả năng sử dụng thức ăn hiệu quả nhất.
Ngoài ra, trong thời gian nuôi, trong thức ăn nên bổ sung thêm một số loại men tiêu hoá nhằm kích thích cho cá ăn ngon và tiêu hoá tốt hơn, tránh hiện tượng cá bị chướng bụng, đầy hơi.
Thu hoạch cá sau 5 - 6 tháng nuôi, cá kèo có thể đạt trọng lượng trung bình từ 30 - 40 con/kg, tuỳ theo giá cả thị trường, người nuôi chọn thời điểm để thu hoạch.
Với cách làm trên, vụ nuôi này hộ ông Bùi Thành Công ở ấp Vàm Rạch Cỏ, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải đã đầu tư 200m2 ao lót bạt, thả nuôi 1kg cá giống.
Ông được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 40% chi phí con giống và 20% thức ăn.
Hiện gia đình đang chuẩn bị thu họach, ước tính cho năng suất trên 390kg, với giá hiện nay là 80.000 đồng/kg gia đình thu vào hơn 12 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Lợi ích nữa là ao bạt sẽ được tái sử dụng cho 2 đến 3 vụ nuôi kế tiếp mà không tốn thêm chi phí.
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện, thí điểm ở xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải đã mở ra một triển vọng mới, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân ở địa phương .
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.

Trồng thành công giống chanh Bắc trên vùng rừng núi chỉ quen với những loại cây công nghiệp như điều, cà phê, cao su, anh Đinh Văn Anh ở thôn 9, xã Đức Liễu (Bù Đăng - Bình Phước) khiến nhiều người khâm phục.

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.

Đất không nghèo, nhưng suốt cả một thời gian dài, người dân Khánh Sơn (Khánh Hoà) hằng đau đáu trước câu hỏi lấy cây trồng nào làm chủ lực? Rồi cây sầu riêng có mặt, mở ra một hướng đi mới cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương. Song, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn hiện vẫn rất gian truân.

Hàng năm, vào những ngày này nông dân trồng cây ăn trái lại dồn sức chăm sóc, bón phân, xử lý vườn cây ăn trái để cung cấp những trái cây chất lượng tốt nhất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.