Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Xen Canh Với Tôm Sú

Ở một số vùng nuôi tôm, việc kết hợp nuôi cá điêu hồng xen canh với tôm sú vào mùa nước ngọt là biện pháp tốt để giảm rủi ro và cân bằng môi trường sinh thái.
CẢI TẠO AO
Sau khi đã thu hoạch tôm, tháo cạn nước, nếu ao nuôi không thoát tự nhiên thì phải dùng máy bơm hết nước và hút bùn nhão dưới đáy ao ra ngoài. Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày, để diệt cá tạp và mầm bệnh. Dùng vôi bột rải xuống ao với lượng 10 – 20kg/100m2, sau đó lấy nước vào ao từ 0,3 – 0,5m qua lưới chắn tạp hoặc túi lọc tạp, túi lọc tạp làm bằng vải Kate 4 lớp, miệng túi gắn vào ống với đường kính 0,5 – 1m, chiều dài túi 7 – 15m, miệng túi thả tự do trong ao có đường kính 2 –3m. Dùng phân chuồng heo, gà, vịt rải đều khắp đáy ao với lượng 10 – 15kg/100m2. Sau khi bón phân vài ngày thấy nước có màu xanh đọt chuối là tốt, lúc này lấy thêm nước vào ao khoảng 1 – 1,5m và tiến hành thả cá giống.
CHỌN VÀ THẢ CON GIỐNG:
Chọn con giống đồng đều cỡ, không bị mắc bệnh, phản xạ nhanh khi động mạnh vào nước. Nên chọn mua giống ở những trại SX giống uy tín và chất lượng và tốt nhất là chọn cỡ cá từ 25 – 30 con/kg. Thả giống vào sáng sớm hoặc trời mát. Trước lúc thả kiểm tra các điều kiện môi trường như mật độ, độ pH... Tùy theo khả năng bổ sung thức ăn có thể thả 2 – 4 con/m2 hoặc 5 – 7 con/m2.
CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC
Có thể tận dụng nguồn thức ăn ở địa phương sẵn có như: Tôm tép tạp, cám, cá tạp... đã chế biến và nấu chín kết hợp với thức ăn công nghiệp dạng viên sao cho có hàm lượng đạm từ 25 – 30% và cung cấp cho cá theo từng giai đoạn sinh trưởng.
Mỗi ngày cho ăn 3 lần vào sáng sớm 40%, trưa 20%, chiều mát 40% lượng thức ăn trong ngày. Cho ăn 3% trọng lượng cá lúc còn nhỏ, 2% lúc cá lớn. Cứ 10 ngày thay nước một lần, mỗi lần thay 30% lượng nước có trong ao và trong quá trình nuôi có thể linh động thay nước tùy vào chất lượng nước. Hàng tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống để xác định lượng thức ăn hàng ngày.
PHÒNG NGỪA BỆNH
Chủ động dùng thuốc kháng sinh bổ sung Vitamin C theo định kỳ 10 ngày/lần bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 2% tổng lượng thức ăn, không cho thức ăn ăn thừa, ôi thiu. Nguồn nước phải sạch không bị ô nhiễm. Theo dõi các hiện tượng bệnh và xử lý kịp thời, thường xuyên theo dõi kiểm tra môi trường nước.
THU HOẠCH
Khi cá đạt kích cỡ thương phẩm từ 350 – 400gr/con trở lên là có thể thu hoạch được bằng lưới vây là tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Thịt lợn sạch là khái niệm để chỉ loại thịt từ lợn không dùng chất kháng sinh, kích thích trong quá trình nuôi. Trường Trung cấp nghề T.Ư Hội NDVN đã xây dựng giáo trình dạy nghề này ở trình độ sơ cấp (3 tháng).

Trước đây, 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) nổi tiếng là vùng nuôi tôm công nghiệp khá hiệu quả. Song do nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh, nhiều “đại gia” nuôi tôm đã trắng tay. Hiện nhiều hộ đã chuyển qua nuôi tôm quảng canh nhưng thu nhập không cao.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chưa phát hiện hộ nông dân nào dùng nhớt tưới cho rau muống nước trước thông tin đăng trên báo chí cũng như dư luận người tiêu dùng đồn thổi trong thời gian qua.

Đến hẹn lại lên, các xã trồng na tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại có dịp so tài. Tại hội thi na hàng năm do UBND huyện phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tổ chức. Hội thi là nơi các hộ trồng na ở huyện giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. Lần thứ 3 tổ chức, hội thi năm 2013 tiếp tục tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn với sự tranh tài của 10 đội thi đến từ 7 xã, thị trấn trồng na trong huyện.

Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.