Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè

Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè
Ngày đăng: 19/07/2011

"Chưa bao giờ cá điêu hồng nuôi bè có giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn như hiện nay", đó là nhận định của một người nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang trong điều kiện giá cá điêu hồng hiện ở mức 35.000 đồng/kg, mỗi chủ bè thu hoạch cá có thể lãi hàng trăm triệu đồng.

Mấy tháng nay, giá cá điêu hồng bán tại bè luôn duy trì ở mức cao nhất từ trước tới nay, khiến cho làng bè nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền luôn rộn ràng tiếng nói cười của những ngư dân sinh sống bằng nghề nuôi cá bè. Bên này, có những ngư dân đang hối hả vệ sinh lồng bè vừa mới thu hoạch để chuẩn bị cho đợt thả giống mới, đằng kia, có anh ngư dân đang thoăn thoắt rải thức ăn thúc cho cá chóng lớn bán kịp giá...

Hoà mình vào không khí phấn khởi của làng bè, chúng tôi đã gặp ông Đoàn Văn Bình - ngư dân nuôi cá bè ở phường Tân Long, Tp Mỹ Tho (Tiền Giang). Ông Bình cho biết: "Cá điêu hồng bán tại bè đang giữ giá 35.000 đồng/kg đã hơn 3 tháng nay. Chưa bao giờ cá điêu hồng nuôi bè có giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn như hiện nay". Theo ông Bình, mỗi bè nuôi cá điêu hồng có thể cho năng suất trung bình 5 tấn/bè 100 m3, trong khi giá thành nuôi cá điêu hồng hiện tại khoảng 28.000 đồng/kg. Với giá bán cá hiện tại, sau khi trừ chi phí, người nuôi cá có thể lời 35 triệu đồng/bè 100 m3.

Theo các chủ bè, mỗi đợt nuôi cá điêu hồng chỉ kéo dài khoảng 6 tháng, do đó một bè có thể nuôi 2 vụ/năm. Đó là chưa kể, hầu hết các chủ bè trên sông Tiền không chỉ có một bè mà có ít nhất 3 - 4 bè, thậm chí có người có tới hàng trăm bè, nên lợi nhuận nuôi cá bè lên tới hàng trăm triệu đồng/năm. Ông Trần Văn Năm - xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) phấn khởi cho biết: "Cách đây gần một tháng, tôi đã thu hoạch 3 bè cá với sản lượng gần 16 tấn cá, bán được giá 35.000 đồng/kg. Doanh thu đợt này là hơn 500 triệu đồng, tính ra lãi gần 120 triệu đồng".

Theo ông Năm, hiện nay số bè cá tới lứa bán rất ít, do đa số các chủ bè tranh thủ bán cá cách đây 2 - 3 tháng, khi giá cá bắt đầu ở mức giá 35.000 đồng/kg. Báo cáo của Chi cục Thủy sản Tiền Giang cũng cho thấy, trong tháng 6 vừa qua, làng bè chỉ thu hoạch được gần 500 tấn cá, trong khi các tháng trước sản lượng cá điêu hồng nuôi bè thu hoạch lên tới trên 1.000 tấn.

Giá cá điêu hồng đứng cao trong một thời gian dài là tín hiệu đáng mừng cho người nuôi cá. Tuy nhiên, hiện người nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vẫn gặp rất nhiều khó khăn nhất là về nguồn vốn. Ông Trần Văn Mười - xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho cho biết: "Mấy năm trước, nhiều phen người nuôi cá điêu hồng bị lỗ do giá cá thấp dưới giá thành. Không có tiền, họ đành phải để cho các đại lý thức ăn xiết bè trừ nợ. Những ai vay ngân hàng thì trở thành con nợ khó đòi. Chính vì thế, mà thời gian gần đây, gần như ngân hàng "đóng cửa" với con cá điêu hồng nuôi bè".

Không những thế, thức ăn liên tục tăng giá những tháng đầu năm 2011, cộng với tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi cá điêu hồng lên đến 50% đã đẩy giá thành nuôi cá điêu hồng lên cao từ 22.000 đồng/kg (vào thời điểm cuối năm 2010) lên đến 28.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Tâm - phường Tân Long, Tp Mỹ Tho cho biết: "Chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2011, giá thức ăn đã tăng 5 lần với mức tổng cộng hơn 1.500 đồng/kg. Bên cạnh đó, chi phí con giống cũng tăng cao từ 20 - 30 triệu đồng/bè trước đây, lên tới 40 - 50 triệu đồng/bè để trừ lượng cá hao hao hụt".

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có 254 hộ nuôi cá bè với tổng số lượng bè là 1.398 bè, thể tích là 138.269 m3, chủ yếu nuôi cá điêu hồng. Trong đó, Tp Mỹ Tho tập trung nhiều nhất với 180 hộ, 1.075 bè; huyện Cai Lậy có 70 hộ với 292 bè; huyện Cái Bè có 3 hộ với 22 bè. Hàng năm, các bè này cần lượng giống cá điêu hồng khoảng 64 triệu con. Tính từ đầu năm 2011 đến nay, làng bè này đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 8.750 tấn cá điêu hồng


Có thể bạn quan tâm

“Cánh Đồng Mẫu Lớn” Tăng Thêm Lợi Nhuận 2 Triệu Đồng/héc-Ta Ở An Giang “Cánh Đồng Mẫu Lớn” Tăng Thêm Lợi Nhuận 2 Triệu Đồng/héc-Ta Ở An Giang

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.

30/03/2013
Mường Đăng Xây Dựng Môi Trường Nông Thôn Mới Mường Đăng Xây Dựng Môi Trường Nông Thôn Mới

Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.

29/06/2013
Xác Định “Thủ Phạm” Gây Hại Cao Su Lâm Đồng Xác Định “Thủ Phạm” Gây Hại Cao Su Lâm Đồng

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.

30/03/2013
Chuyển Đổi Mô Hình Trồng Cây Xạ Đen Trên Đất Trung Du Chuyển Đổi Mô Hình Trồng Cây Xạ Đen Trên Đất Trung Du

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.

29/06/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Trĩ Đỏ Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Trĩ Đỏ

Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội triển khai thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện Đan Phượng.

31/03/2013