Mô Hình Nuôi Cá Chình Đạt Hiệu Quả Cao

Năm 2010, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Định xây dựng mô hình nuôi cá chình nước ngọt trong ao đất tại hộ anh Võ Văn Xuân ở xã An Hòa – huyện An Lão. Anh đã cải tạo 500m2 ao trong mảnh đất của mình để chuẩn bị làm ao nuôi theo các bước sau:
1. Cải tạo ao, vệ sinh chuồng trại- Cải tạo lại hồ ao: anh tiến hành xả hết nước và phơi khô đáy ao khoảng 1 tuần, sau đó rải vôi để diệt hết mầm dịch có trong ao. Lượng vôi dùng: 35kg/500m2.
- Anh xây thêm 2 lớp gạch để nâng bờ ao lên sau này chình khỏi thoát ra ngoài, cẩn thận hơn anh còn dùng lưới mắt nhỏ vây xung quanh. Được biết chình là loại động vật hóng nước, anh đã dùng lưới bịt miệng cống dẫn nước vào, vừa để sau này chình khỏi bị thất thoát vừa ngăn các loại cá tạp theo hướng này vào ao.
- Sau khi cải tạo ao xong, anh bắt đầu lấy nước vào và gây màu nước. Lượng nước anh lấy vào sâu khoảng 1,2m . Anh dùng phân chuồng để gây màu nước, với tổng cộng 600m3 nước trong ao, anh đã dùng hết 500 kg phân chuồng hoai mục. Sau khoảng 5 ngày khi nước có màu xanh lá chuối anh bắt đầu thả cá.
2. Thả cá
- Giống cá chình anh đặt mua tại 1 cơ sở thu gom tại địa phương. Anh đã hợp đồng với chủ thu gom từ trước về kích cỡ cũng như giá cả, vì vậy sau khi cải tạo ao hồ xong là anh có ngay lượng giống cần thiết để thả. Vì mới lần đầu nuôi nên anh đặt giống chình hơi lớn, trọng lượng 200g/con với giá 55.000đồng/con. Nhờ chình có tại địa phương nhiều nên cá giống của anh tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc phát triển của đàn sau này.
- Trước khi thả cá xuống ao, anh cho cá tắm trong nước muối nồng độ 3%o để ngừa và diệt các loại bệnh ngoài da cho cá. Sau khi thả cá anh đã theo dõi liên tục trong 1 tuần để xem sức khỏe của cá, thấy cá không bị chết.
3. Cho ăn- Anh Xuân cho cá chình ăn bằng các loại cá nhỏ thu mua ở chợ gần nhà, lượng thức ăn bằng 5-7% trọng lượng cá trong ao. Mỗi ngày anh cho ăn 2 lần: sáng sớm và chiều tối. Anh cho ăn bằng nhá đặt ở 4 góc ao để cá có thể ăn đều, tránh hiện tượng có con ăn thừa có con không ăn được. Lượng thức ăn anh điều chỉnh dựa vào lượng thức ăn còn lại trong nhá. Có hôm cá tạp khan hiếm, anh cho cá ăn phụ phẩm lò mổ bò của anh. Trước khi cho ăn anh luôn rửa sạch sẽ phụ phẩm để phòng ngừa ảnh hưởng tới sức khỏe cá. Từ khi nuôi đến nay, cá của anh chưa có dấu hiệu bệnh nên anh cũng chưa dùng loại thuốc gì để trị.
- Hiệu quả: Cá nuôi được 13 tháng, đạt kích cỡ trung bình 1 kg/con.
Với giá bán hiện nay là 300.000 đồng/kg, hiệu quả của mô hình như sau:+ Tiền giống thả: 500 con x 55.000đ/kg = 27.500.000đ
+ Tiền thức ăn (13 tháng ): 2.600kg x 6.800đ/kg = 17.680.000đ+ Tiền cải tạo ao hồ : 3.000.000 đ
+ Thuê người nuôi: 2.000.000đ/tháng x 13 tháng = 26.000.000đ+ Khối lượng chình hiện nay: 500 con x 85% x 1kg = 425kg
+ Doanh thu: 300.000đ x 425kg = 127.500.000 đ+ Lãi ròng: 53.320.000 đồng
- Anh Xuân cho biết: Yếu tố quyết định đến sự thành công của mô hình là anh đã quan tâm và tuyển lựa rất kỹ chất lượng con giống ngay từ đầu, tỉ lệ hao hụt ít cho nên hiệu quả của mô hình rất cao. Hiện tại người dân xung quanh khu vực anh sinh sống đang học tập anh để nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Văn Hoàng, Chi hội trưởng Chi Hội nông dân khu phố 3, phường Tân Định, TX.Bến Cát (Bình Dương) cho biết, nghề nuôi chim cút tại khu phố phát triển mạnh khoảng 4 năm trở lại đây. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, khu phố đã thành lập Tổ chăn nuôi chim cút và nhận được sự hưởng ứng của các hộ chăn nuôi.

Sáng qua (8/9), tại Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm Cu Ba – bà Maria Del Carmen Concepcion Gonzalez, nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh cây cao su, hiện nay người dân xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) đang chú trọng vào lĩnh vực chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Những mô hình chăn nuôi gà bằng trại lạnh, nuôi heo giống mới... đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Chuối Laba còn gọi là chuối tiến vua, chuối Dạ hương, ruột vàng có vị ngọt thanh, thơm dẻo rất đặc trưng, khi chín không có vị chua, nhão như các loại chuối thông thường, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) công nhận là mặt hàng đặc sản của Đà Lạt – Lâm Đồng.

Theo một số trang trại chuyên nuôi cá nước ngọt trong tỉnh Đồng Nai, giá cá lóc bán tại ao, bè hiện đã lên đến 40-42 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 10-12 ngàn đồng/kg so với dịp đầu tháng 5-2014. Giá cá rô đồng tăng 6-8 ngàn đồng/kg, lên 38-40 ngàn đồng/kg. Ngoài ra, giá các loại cá nước ngọt khác, như: chép, điêu hồng, trắm... mua tại ao, bè cũng tăng từ 3-4 ngàn đồng/kg.