Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Chình Đạt Hiệu Quả Cao

Mô Hình Nuôi Cá Chình Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 12/02/2012

Năm 2010, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Định xây dựng mô hình nuôi cá chình nước ngọt trong ao đất tại hộ anh Võ Văn Xuân ở xã An Hòa – huyện An Lão. Anh đã cải tạo 500m2 ao trong mảnh đất của mình để chuẩn bị làm ao nuôi theo các bước sau:

1. Cải tạo ao, vệ sinh chuồng trại- Cải tạo lại hồ ao: anh tiến hành xả hết nước và phơi khô đáy ao khoảng 1 tuần, sau đó rải vôi để diệt hết mầm dịch có trong ao. Lượng vôi dùng: 35kg/500m2.

- Anh xây thêm 2 lớp gạch để nâng bờ ao lên sau này chình khỏi thoát ra ngoài, cẩn thận hơn anh còn dùng lưới mắt nhỏ vây xung quanh. Được biết chình là loại động vật hóng nước, anh đã dùng lưới bịt miệng cống dẫn nước vào, vừa để sau này chình khỏi bị thất thoát vừa ngăn các loại cá tạp theo hướng này vào ao.

- Sau khi cải tạo ao xong, anh bắt đầu lấy nước vào và gây màu nước. Lượng nước anh lấy vào sâu khoảng 1,2m . Anh dùng phân chuồng để gây màu nước, với tổng cộng 600m3 nước trong ao, anh đã dùng hết 500 kg phân chuồng hoai mục. Sau khoảng 5 ngày khi nước có màu xanh lá chuối anh bắt đầu thả cá.

2. Thả cá
- Giống cá chình anh đặt mua tại 1 cơ sở thu gom tại địa phương. Anh đã hợp đồng với chủ thu gom từ trước về kích cỡ cũng như giá cả, vì vậy sau khi cải tạo ao hồ xong là anh có ngay lượng giống cần thiết để thả. Vì mới lần đầu nuôi nên anh đặt giống chình hơi lớn, trọng lượng 200g/con với giá 55.000đồng/con. Nhờ chình có tại địa phương nhiều nên cá giống của anh tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc phát triển của đàn sau này.

- Trước khi thả cá xuống ao, anh cho cá tắm trong nước muối nồng độ 3%o để ngừa và diệt các loại bệnh ngoài da cho cá. Sau khi thả cá anh đã theo dõi liên tục trong 1 tuần để xem sức khỏe của cá, thấy cá không bị chết.

3. Cho ăn- Anh Xuân cho cá chình ăn bằng các loại cá nhỏ thu mua ở chợ gần nhà, lượng thức ăn bằng 5-7% trọng lượng cá trong ao. Mỗi ngày anh cho ăn 2 lần: sáng sớm và chiều tối. Anh cho ăn bằng nhá đặt ở 4 góc ao để cá có thể ăn đều, tránh hiện tượng có con ăn thừa có con không ăn được. Lượng thức ăn anh điều chỉnh dựa vào lượng thức ăn còn lại trong nhá. Có hôm cá tạp khan hiếm, anh cho cá ăn phụ phẩm lò mổ bò của anh. Trước khi cho ăn anh luôn rửa sạch sẽ phụ phẩm để phòng ngừa ảnh hưởng tới sức khỏe cá. Từ khi nuôi đến nay, cá của anh chưa có dấu hiệu bệnh nên anh cũng chưa dùng loại thuốc gì để trị.

- Hiệu quả: Cá nuôi được 13 tháng, đạt kích cỡ trung bình 1 kg/con.
Với giá bán hiện nay là 300.000 đồng/kg, hiệu quả của mô hình như sau:+ Tiền giống thả: 500 con x 55.000đ/kg = 27.500.000đ
+ Tiền thức ăn (13 tháng ): 2.600kg x 6.800đ/kg = 17.680.000đ+ Tiền cải tạo ao hồ : 3.000.000 đ
+ Thuê người nuôi: 2.000.000đ/tháng x 13 tháng = 26.000.000đ+ Khối lượng chình hiện nay: 500 con x 85% x 1kg = 425kg
+ Doanh thu: 300.000đ x 425kg = 127.500.000 đ+ Lãi ròng: 53.320.000 đồng

- Anh Xuân cho biết: Yếu tố quyết định đến sự thành công của mô hình là anh đã quan tâm và tuyển lựa rất kỹ chất lượng con giống ngay từ đầu, tỉ lệ hao hụt ít cho nên hiệu quả của mô hình rất cao. Hiện tại người dân xung quanh khu vực anh sinh sống đang học tập anh để nhân rộng mô hình.


Có thể bạn quan tâm

Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại

Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.

18/10/2014
Cá Tra Đã Đến Lúc Giảm Xuất Thô Cá Tra Đã Đến Lúc Giảm Xuất Thô

“Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng”, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

18/10/2014
Kiến Nghị Không Quy Định Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Tối Thiểu 10% Công Suất Kiến Nghị Không Quy Định Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Tối Thiểu 10% Công Suất

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

18/10/2014
Nuôi Chim Trĩ Một Mô Hình Mới Ở Bình Định Nuôi Chim Trĩ Một Mô Hình Mới Ở Bình Định

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.

18/10/2014
Đổi Mới Phương Thức Nuôi Lợn Làm Giàu Đổi Mới Phương Thức Nuôi Lợn Làm Giàu

Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.

18/10/2014