Mô Hình Nuôi Cá Ao Hệ VAC Mang Lại Hiệu Quả Cao

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).
Nhằm giúp bà con thay đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế hộ, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa; từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư (KN – KN) huyện Điện Biên triển khai mô hình nuôi cá ao hệ VAC làm mô hình điểm với quy mô 2ha, tại 33 hộ thuộc 9 bản: Tân Ngam, Hợp Thành, Ta Lét 1, Ta Lét 2, Lọng Sọt, Hát Hẹ, Phú Ngam, Pá Ngam 1, Pá Ngam 2. Các giống cá đưa vào nuôi thả gồm: trắm cỏ, rô phi, chép, mè với tổng số 2.000 con giống.
Trước khi áp dụng mô hình, trạm KN - KN huyện cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các hộ tham gia mô hình quy trình xử lý nguồn nước: vét cạn ao tù, khử trùng bằng vôi bột, bón lót ao bằng phân chuồng đã hoai mục…
Đồng thời, phổ biến đặc điểm sinh học của từng loại cá nuôi, thức ăn, cách chăm sóc, tỷ lệ nuôi thả ghép (50% cá trắm cỏ;15% cá mè, rô phi; 12% cá chép) đảm bảo mật độ 2 con/m2. Đặc biệt, hướng dẫn người dân cách cho cá ăn để tận dụng được hầu hết thức ăn từ phụ phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt, mùn bã hữu cơ lẫn các sinh vật phù du và thủy sinh.
Sau 6 tháng triển khai mô hình, tỷ lệ cá sống đạt 91%, trọng lượng trung bình đạt 300 – 400gam/con, năng suất đạt 6,5 tấn/ha. Với giá bán 30.000 đồng/kg (tính trung bình cho các loại cá), sau khi trừ chi phí, mức lợi nhuận đạt được khoảng gần 6 triệu đồng/1.000m2.
Bà Đặng Thị Hồng, Trưởng trạm KN - KN huyện Điện Biên cho biết: Mô hình này cho hiệu quả cao gấp 1,5 - 2 lần so với cấy lúa 2 vụ và nuôi cá quảng canh. Đồng thời, mô hình cũng đem lại nhiều lợi ích như: tận dụng được mặt nước, phụ phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt (lấy chất thải làm thức ăn cho cá); thả cá theo tỷ lệ của mô hình sẽ tận dụng được tối đa các tầng nước và nguồn thức ăn trong ao.
Lợi ích quan trọng nhất của mô hình là giúp người dân biết áp dụng KHKT, nâng cao tính đa dạng trong chăn nuôi tại gia đình, từ đó mở hướng mới trong phát triển kinh tế gia đình.
Thấy được lợi ích thiết thực từ mô hình nuôi cá ao hệ VAC đem lại, nhiều gia đình đã mở rộng diện tích mặt nước, đầu tư đào ao nuôi cá. Anh Quàng Văn Phóng, bản Ta Lét 1 cho biết: Nuôi cá theo mô hình đạt sản lượng cao, gia đình tôi đã mở rộng diện tích ao lên 1.000m2.
Vụ cá vừa qua gia đình tôi thu lãi 5 triệu đồng. Sau một thời gian nuôi, tôi nhận thấy nuôi cá ao theo mô hình đầu tư ít, tận dụng được nguồn thức ăn cho cá từ phụ phẩm chăn nuôi, trồng trọt, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giải quyết tốt đầu ra ổn định cho các nông sản hàng hóa chủ lực của địa phương, Tiền Giang đang triển khai dự án "Xây dựng mô hình liên kết sản xuất, sơ chế gắn với tiêu thụ sản phẩm" tại HTX sầu riêng Ngũ Hiệp. Tổng kinh phí dự án trên 170 triệu đồng, trong đó vốn đối ứng của HTX hơn 92 triệu đồng. Thời gian triển khai dự án từ tháng 8 - 12/2015.

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.