Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Mới, Hiệu Quả Cao Ở Cà Mau

Mô Hình Mới, Hiệu Quả Cao Ở Cà Mau
Ngày đăng: 01/07/2012

Bấy lâu nay, bà con nông dân xã Tân Thành, phường Tân Thành, TP Cà Mau, chỉ quan tâm đến việc nuôi cá bống tượng, cá chình dưới mặt nước, còn trên bờ liếp ao cá để cỏ mọc hay chỉ trồng lưa thưa các cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp, vì trồng cây lâu năm sợ ảnh hưởng đến cá nuôi.

Riêng ông Cao Minh Kha, khóm 2, phường Tân Thành thì khác. Với mong muốn khai thác hết tiềm năng của đất, sau thời gian dài tìm tòi học hỏi, ông đã trồng thử nghiệm cây thanh long trên bờ ao cá bống tượng, cá chình. Hiệu quả kinh tế thật bất ngờ.

Với diện tích trên 1.400 m2, ông trồng 350 gốc thanh long. Trong năm đầu tiên, khoảng 100 gốc cho trái, thu hoạch trên 200 kg. Năm nay ước tính thu hoạch tăng lên khoảng 500 kg, tương đương gần 8 triệu đồng theo giá thị trường. Điều đó chứng tỏ cây thanh long thích nghi với vùng đất Tân Thành.

Thanh long là loại cây lâu năm, thời gian sinh trưởng rất dài, cho thu hoạch từ 13-15 năm. Trồng cây thanh long trên bờ ao cá bống tượng, cá chình đã khắc phục tình trạng bỏ đất trống lãng phí như thời gian qua, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích.

Ngoài lợi ích kinh tế, trồng cây thanh long trên bờ ao cá bống tượng, cá chình còn có lợi ích khác mà nhiều người không ngờ đến, đó là: cây thanh long không những không làm ảnh hưởng đến cá nuôi mà còn cải thiện môi trường tốt cho cá phát triển.

Hiện nay, phường Tân Thành và xã Tân thành có trên 90% hộ nuôi cá bống tượng, cá chình. Các cấp, các ngành cần tuyên truyền nhân rộng mô hình này, để vừa không lãng phí đất đai vừa tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Ông Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, cho biết: “Mô hình trồng thanh long trên bờ ao nuôi cá chình, bống tượng của ông Cao Minh Kha đang được Hội Nông dân xã chọn nhân rộng trong hội viên, nông dân”.

Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có bộ dữ liệu ban đầu về vùng nuôi, chủ thể vùng nuôi cá tra ĐBSCL Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có bộ dữ liệu ban đầu về vùng nuôi, chủ thể vùng nuôi cá tra ĐBSCL

Ngày 7-7, Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức cuộc họp báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm 2015 và kết quả 1 tháng áp dụng Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm cho đăng ký Hợp đồng xuất khẩu theo Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.

11/07/2015
Lào Cai sẽ cung ứng cho thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm vào năm 2020 Lào Cai sẽ cung ứng cho thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm vào năm 2020

Đó là định hướng quy hoạch phát triển thủy sản được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020.

11/07/2015
Chuyển động của ngành nuôi thủy sản Chuyển động của ngành nuôi thủy sản

Tiền Giang có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi thủy - hải sản. Nhìn nhận thực tế từ những năm qua cho thấy, nghề nuôi trồng thủy sản đã có những giai đoạn phát triển rất "nóng", tập trung vào nuôi tôm công nghiệp, cá tra, cá bè hay nhuyễn thể.

11/07/2015
Việt Nam tăng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Hồng Kông Việt Nam tăng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Hồng Kông

Tính đến ngày 27-6-2015, các doanh nghiệp trong cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu 475.294 tấn cá tra các loại, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính đến thời điểm này, theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).

11/07/2015
Hội nhập cho ngành chăn nuôi: Khó đứng vững trên sân nhà Hội nhập cho ngành chăn nuôi: Khó đứng vững trên sân nhà

Hội nhập nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức với ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia khi hàng rào thuế quan xóa bỏ, thuế xuất nhập khẩu các loại sản phẩm sẽ trở về “con số 0”.

11/07/2015