Mô Hình Luân Canh Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Trong Ao Nuôi Tôm Sú

Để giúp nông dân ở vùng ngập mặn thay thế vụ nuôi tôm sú trong mùa mưa - thường xuyên gặp rủi ro, thua lỗ, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Trà Vinh đã phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh tổ chức thực hiện đề tài nuôi thực nghiệm “Luân canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao nuôi tôm sú” tại địa bàn các huyện ven biển.
Theo Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang (Trà Vinh), hiện nay nông dân các huyện trong tỉnh đã thu hoạch hơn 2.000 ha nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú. Đặc biệt, vụ nuôi tôm càng xanh năm nay nông dân bội thu, với năng suất bình quân 4 tấn/ha, giá tôm từ 160.000 – 180.000 đồng/kg, nông dân thu lợi nhuận 160 – 180 triệu đồng/ha.
Anh Trần quốc Long, ở ấp Chợ, xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải thả nuôi trên diện tích 1ha mặt nước, với trên 140.000 con giống, sau hơn 6 tháng thả nuôi thu hoạch, năng suất đạt trên 4 tấn/ha.
Anh Long cho biết, việc nuôi tôm càng xanh trong ao nuôi tôm sú của gia đình luôn đạt hiệu quả ổn định, cứ vào đầu tháng 6 âm lịch khi độ mặn nước trong ao giảm là anh bắt đầu thả giống tôm càng xanh, đến khoảng trung tuần tháng 1 thì bắt đầu thu hoạch.
Sau khi thu hoạch xong, anh cải tạo lại ao và thả nuôi vụ tôm sú mùa khô. Với phương thức sản xuất này, liên tục mấy năm qua đã giúp gia đình anh Long có thể tận dụng diện tích ao để nuôi 2 vụ tôm trong năm, hơn nữa hiệu quả mang lại bền vững, không bấp bênh, thua lỗ khi nuôi 2 vụ tôm sú như trước kia.
Có thể bạn quan tâm

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đến cuối tuần rồi, giá lúa khô loại thường ở ĐBSCL đã giảm từ mức 5.650–5.750 đ/kg của tuần trước xuống còn 5.250-5.400 đkg (giảm 350-400 đ/kg), lúa khô chất lượng cao cũng từ mức 5.800–5.900 đ/kg giảm xuống còn 5.450–5.600 đ/kg (giảm 300-350 đ/kg). Gạo hàng hóa cũng giảm mạnh.

Nghề nuôi heo rừng thương phẩm đang phát triển ở Đăk Lăk. Nhưng do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, nên thịt heo rừng giả được bán nhiều, ngành chức năng khó kiểm soát.

Trong khi các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn, ven biển các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chết trên diện rộng, thì tôm của Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng tại xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) vẫn phát triển tốt.