Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi

Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi
Ngày đăng: 17/02/2014

Sau Tết Nguyên đán, nông dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) rất phấn khởi vì mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi cá phát triển tốt, ước lợi nhuận sản xuất sẽ tăng gấp đôi so với sản xuất chỉ có cây lúa trước đây.

Mô hình sản xuất lúa - cá được Trung tâm khuyến nông Tiền Giang thực hiện thí điểm trên diện tích 5,4 ha của 6 nông hộ ở các ấp: Mỹ Tường A, Mỹ Tường B, Mỹ Trinh A và Mỹ Trinh B từ tháng 3-2013 đến tháng 3-2014.

Nông dân sử dụng các giống lúa chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 95 ngày và thả 100.000 con cá giống, bao gồm: cá rô, cá sặc rằn, cá mè vinh.

Cùng với các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác lúa, phòng trị bệnh cho cá, nông dân tham gia mô hình còn được Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.

Qua sản xuất thực tế, tất cả nông dân tham gia mô hình lúa - cá đều khẳng định lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, đặc biệt không bị nhiễm rầy nâu vì cá ăn hết sâu rầy, giảm thuốc bảo vệ thực vật; phân cá cung cấp cho ruộng lúa một lượng phân bón nhất định nên chi phí sản xuất lúa giảm 2,5 triệu đồng/ha. Đồng thời, chi phí thức ăn cho cá giảm từ 20 đến 30%/vụ nuôi.

Hiện lúa đã trổ đều, trà lúa phát triển tốt, ước năng suất đạt không dưới 7,5 tấn/ha. Cá cũng bắt đầu cho thu hoạch, ước tổng sản lượng đạt 7 tấn/6 hộ. Sau khi trừ đi chi phí sản xuất, lợi nhuận của mô hình lúa - cá ước đạt trên 50 triệu đồng/ha, mở ra triển vọng nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa, bảo vệ môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Canh Cánh Nỗi Lo Bám Biển Ngư Dân Canh Cánh Nỗi Lo Bám Biển

Mùa khai thác thủy sản năm nay được xem là thất bát nặng nề nhất trong 20 năm qua. Ngư dân dù đã và đang được hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Dẫu vậy, nhiều chủ tàu vẫn tìm mọi cách huy động vốn, kể cả vay “tín dụng đen” để “đặt cược” trong những chuyến biển cuối vụ khai thác…

13/09/2013
Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra Hẹp Dần Cơ Hội Cho Người Nuôi Cá Tra Hẹp Dần

Người nuôi cá tra tại ĐBSCL vẫn phải tiếp tục chịu lỗ, dù diễn biến trên thị trường đang có lợi họ, đặc biệt khi nguồn cung nguyên liệu đang sụt giảm và thị trường nhập khẩu dần “ấm” lên. Viễn cảnh trên cho thấy người nuôi cá tra thật sự đã hết cơ hội với nghề này.

13/09/2013
Thương Lái Gom Hàng Giá Heo Tăng Mạnh Thương Lái Gom Hàng Giá Heo Tăng Mạnh

Thời gian gần đây, giá heo tại Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, vùng Đông Nam bộ nói chung, đã tăng mạnh do thương lái ồ ạt thu mua heo mỡ. Giá heo tăng làm cho người chăn nuôi phấn khởi sau một thời gian dài lỗ nặng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu như thương lái ngừng mua.

13/09/2013
Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ Bảo Vệ Hồ Đập Nuôi Tôm Trong Mùa Mưa Lũ

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

14/09/2013
Bấp Bênh Đầu Ra Ngao Thương Phẩm Bấp Bênh Đầu Ra Ngao Thương Phẩm

Những năm gần đây, nuôi ngao thực sự là nghề “nóng” của người dân ven biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay, giá bán ngao thương phẩm đang giảm mạnh, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Người dân phát triển nuôi ngao ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch sẽ khó tránh khỏi những hệ lụy xấu...

14/09/2013