Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi

Sau Tết Nguyên đán, nông dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) rất phấn khởi vì mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi cá phát triển tốt, ước lợi nhuận sản xuất sẽ tăng gấp đôi so với sản xuất chỉ có cây lúa trước đây.
Mô hình sản xuất lúa - cá được Trung tâm khuyến nông Tiền Giang thực hiện thí điểm trên diện tích 5,4 ha của 6 nông hộ ở các ấp: Mỹ Tường A, Mỹ Tường B, Mỹ Trinh A và Mỹ Trinh B từ tháng 3-2013 đến tháng 3-2014.
Nông dân sử dụng các giống lúa chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 95 ngày và thả 100.000 con cá giống, bao gồm: cá rô, cá sặc rằn, cá mè vinh.
Cùng với các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác lúa, phòng trị bệnh cho cá, nông dân tham gia mô hình còn được Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.
Qua sản xuất thực tế, tất cả nông dân tham gia mô hình lúa - cá đều khẳng định lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, đặc biệt không bị nhiễm rầy nâu vì cá ăn hết sâu rầy, giảm thuốc bảo vệ thực vật; phân cá cung cấp cho ruộng lúa một lượng phân bón nhất định nên chi phí sản xuất lúa giảm 2,5 triệu đồng/ha. Đồng thời, chi phí thức ăn cho cá giảm từ 20 đến 30%/vụ nuôi.
Hiện lúa đã trổ đều, trà lúa phát triển tốt, ước năng suất đạt không dưới 7,5 tấn/ha. Cá cũng bắt đầu cho thu hoạch, ước tổng sản lượng đạt 7 tấn/6 hộ. Sau khi trừ đi chi phí sản xuất, lợi nhuận của mô hình lúa - cá ước đạt trên 50 triệu đồng/ha, mở ra triển vọng nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa, bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.

Hỗ trợ để nông dân bảo vệ đất lúa, nghĩa là khi thấy trồng một loại cây khác có lợi hơn trồng lúa, người nông dân bỏ lúa chuyển sang trồng cây đó, khiến diện tích đất lúa có nguy cơ bị thu hẹp, thì số tiền “hỗ trợ” kia sẽ là phần bù đắp cho họ, để họ giữ lại đất lúa nhưng vẫn có lợi nhuận ngang bằng với việc trồng cây khác.

Hôm qua (10/8) hai mẫu TĂCN mà Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa gửi đi Hà Nội phân tích đã có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol (1,2mg/kg và 0,8mg/kg). Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn lô hàng 8.100kg TĂCN của Cty LIVABIN chứa chất cấm.

Như vậy, giá gạo 5%tấm của Việt Nam hiện nay ngang bằng với gạo cùng loại của Thái Lan, Pakistan và cao hơn gạo Ấn Độ. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện vẫn đang có mức giá cao nhất trong số những nước xuất khẩu chính, bởi gạo cùng loại của Ấn Độ là 390-400 USD/tấn, Pakistan 395-405 USD/tấn, Thái Lan 350-360 USD/tấn.

Tuy nhiên hiện toàn tỉnh vẫn còn tồn đọng 6.900 liều vắc xin lở mồm long móng (trong đó huyện Mang Yang còn tồn 3.175 liều, huyện Chư Păh 2.675 liều, huyện Chư Pưh 1.050 liều). Nguyên nhân là do đàn gia súc giảm ở một số địa phương, bên cạnh đó nhiều hộ dân chăn thả gia súc trên rẫy nên không có điều kiện tiêm phòng.