Mô Hình Lúa Cá Cho Lợi Nhuận Gấp Đôi

Sau Tết Nguyên đán, nông dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) rất phấn khởi vì mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi cá phát triển tốt, ước lợi nhuận sản xuất sẽ tăng gấp đôi so với sản xuất chỉ có cây lúa trước đây.
Mô hình sản xuất lúa - cá được Trung tâm khuyến nông Tiền Giang thực hiện thí điểm trên diện tích 5,4 ha của 6 nông hộ ở các ấp: Mỹ Tường A, Mỹ Tường B, Mỹ Trinh A và Mỹ Trinh B từ tháng 3-2013 đến tháng 3-2014.
Nông dân sử dụng các giống lúa chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 95 ngày và thả 100.000 con cá giống, bao gồm: cá rô, cá sặc rằn, cá mè vinh.
Cùng với các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác lúa, phòng trị bệnh cho cá, nông dân tham gia mô hình còn được Trung tâm khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.
Qua sản xuất thực tế, tất cả nông dân tham gia mô hình lúa - cá đều khẳng định lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, đặc biệt không bị nhiễm rầy nâu vì cá ăn hết sâu rầy, giảm thuốc bảo vệ thực vật; phân cá cung cấp cho ruộng lúa một lượng phân bón nhất định nên chi phí sản xuất lúa giảm 2,5 triệu đồng/ha. Đồng thời, chi phí thức ăn cho cá giảm từ 20 đến 30%/vụ nuôi.
Hiện lúa đã trổ đều, trà lúa phát triển tốt, ước năng suất đạt không dưới 7,5 tấn/ha. Cá cũng bắt đầu cho thu hoạch, ước tổng sản lượng đạt 7 tấn/6 hộ. Sau khi trừ đi chi phí sản xuất, lợi nhuận của mô hình lúa - cá ước đạt trên 50 triệu đồng/ha, mở ra triển vọng nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa, bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đinh Đoan Lởi, ngụ tại xã Suối Cao (huyện Xuân Lộc) là một trong những nông dân đi tiên phong ở tỉnh Đồng Nai thành công trong việc ghép cải tạo, trẻ hóa vườn xoài già cỗi. Ông Lởi chia sẻ: “Những gốc xoài ba mùa mưa gần 20 năm già cỗi, giá giống xoài này lại thấp nên thường phải chặt bỏ. Nhưng tôi đã tận dụng những gốc xoài này để ghép các giống xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái đang được thị trường ưa chuộng, bán với giá cao”.

Trong nuôi hàu, việc chọn vị trí nuôi rất quan trọng, quyết định thắng lợi của việc nuôi. Vùng nuôi phải là ở vùng cửa sông, ít sóng gió, có độ mặn 20-30 phần nghìn, pH thích hợp 7,5-8,5. Nguồn nước sạch, nước lưu thông (có dòng chảy nhẹ), màu nước xanh có nhiều sinh vật phù du. Độ sâu nên chọn vùng hạ triều, chất đáy tương đối cứng.

Nuôi cá trong bồn có nhiều thuận lợi hơn so với nuôi trong ao đất. Trên cùng một diện tích, nuôi cá trong bồn tuy đầu tư chi phí ban đầu có cao hơn nhiều nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất.

Cụm ngành thủy sản là thế mạnh của kinh tế Cà Mau trong giai đoạn phát triển hiện nay và thời gian tới, với hạt nhân là nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Ngày 20/8, Trung tâm giống thủy sản nước ngọt (Sở NN&PTNT) đã tổ chức tham quan, đánh giá mô hình ương giống cá Chép tại xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.