Mô Hình Làm Vườn Với Chi Phí Thấp Nhất Để Cho Lợi Nhuận Cao Nhất Ở Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) là vùng đất đai ít màu mỡ, nguồn nước tưới hạn chế. Tuy nhiên, không đầu hàng về điều kiện thỗ nhưỡng, anh Nguyễn Xuân Long - nông dân địa phương đã có những cách làm khá đặc biệt như dẫn nguồn nước chảy tự nhiên, trồng ổi để chống rầy bảo vệ các loại cây trồng có múi, trồng cây ăn trái lâu năm để có nguồn thu lâu dài...
Những cách làm này đã giúp anh Long làm giàu ngay trên chính mảnh đất vốn chẳng được ưu đãi về điều kiện tự nhiên.
Năm 2012, gia đình anh Nguyễn Xuân Long, thôn Suối Thơm, xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế vườn rừng. Trên diện tích 2ha, anh Long trồng nhiều loại cây ăn trái. Khi bắt tay vào thực hiện, điều đầu tiên anh Long nghĩ đến chính là nguồn nước tưới. Thay vì đào giếng, dùng máy bơm nước tưới, anh Long đã làm đường rãnh rồi đặt ống dẫn nước tự chảy từ con suối gần nhà về. Với cách làm này, vườn cây luôn được chăm sóc và cung cấp nước đầy đủ.
Từ đó, anh phân chia vườn nhà thành từng khu vực nhỏ trồng các loại cây như chuối – đu đủ là để lấy ngắn nuôi dài trong khi chờ sầu riêng - bưởi cho thu hoạch. Trong đó, bưởi da xanh là cây trồng chủ lực. Đến nay, gia đình anh đã trồng được 600 gốc bưởi da xanh. Trung bình, mỗi gốc bưởi da xanh, sau khi trừ chi phí, cho lợi nhuận khoảng 250.000 đồng/gốc.
Anh Nguyễn Xuân Long cho biết mỗi cây có một vụ, thu hoạch thời điểm khác nhau. Ví dụ bưởi ra hằng năm trong vòng 12 tháng thì có thể xoay vòng trong 6 tháng. Mãng cầu thu vào tháng 8, đến dịp Tết. Một năm anh đảo qua đảo lại thì có nguồn thu nhập thêm trong gia đình.
Tuy nhiên điều đặc biệt ở mô hình vườn nhà của anh Nguyễn Xuân Long là những cây ổi được trồng rải rác xen kẽ với những khu vực trồng cây có múi để hạn chế rầy chổng cánh gây hại. Cách trồng xen này, ngoài tác dụng xua đuổi rầy còn giúp tăng độ che phủ cho đất, hạn chế được cỏ dại.
Với diện tích cứ khoảng 100m2, anh lại trồng thêm 1 cây ổi. Số lần phun thuốc cũng giảm được 40% so với trước đó. Sau 8 tháng trồng, cây ổi cũng sẽ cho thu hoạch góp thêm vào thu nhập của gia đình. Lấy ngắn nuôi dài, trồng xen kẽ nhiều loại cây trồng với nhau và sự tính toán hợp lý làm sao để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hàng năm gia đình anh Long thu về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.
Từ vườn cây ăn trái, anh Long tiếp tục đầu tư trồng thêm 6 ha keo. Đến nay, vườn keo của anh đã được 2 năm tuổi. Cứ thế theo một chu trình xoay vòng “lấy ngắn nuôi dài”. Theo anh Long, để phát triển nông nghiệp, ngoài đức tính cần cù, chịu khó, người nông dân phải mạnh dạn đầu tư và toàn tâm, toàn ý với công việc thì mới thành công.
Với suy nghĩ và tỉnh toán hợp lý là tận dụng chính điều kiện tự nhiên để cải tạo đất đai, anh đã thực hiện thành công mô hình làm vườn cây ăn trái với chi phí thấp nhất để cho lợi nhuận cao nhất.
Có thể bạn quan tâm

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc, nông dân thua lỗ nặng, hệ thống siêu thị Big C tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.