Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Làm Vườn Với Chi Phí Thấp Nhất Để Cho Lợi Nhuận Cao Nhất Ở Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Mô Hình Làm Vườn Với Chi Phí Thấp Nhất Để Cho Lợi Nhuận Cao Nhất Ở Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)
Ngày đăng: 04/10/2014

Xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) là vùng đất đai ít màu mỡ, nguồn nước tưới hạn chế. Tuy nhiên, không đầu hàng về điều kiện thỗ nhưỡng, anh Nguyễn Xuân Long - nông dân địa phương đã có những cách làm khá đặc biệt như dẫn nguồn nước chảy tự nhiên, trồng ổi để chống rầy bảo vệ các loại cây trồng có múi, trồng cây ăn trái lâu năm để có nguồn thu lâu dài...

Những cách làm này đã giúp anh Long làm giàu ngay trên chính mảnh đất vốn chẳng được ưu đãi về điều kiện tự nhiên.

Năm 2012, gia đình anh Nguyễn Xuân Long, thôn Suối Thơm, xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế vườn rừng. Trên diện tích 2ha, anh Long trồng nhiều loại cây ăn trái. Khi bắt tay vào thực hiện, điều đầu tiên anh Long nghĩ đến chính là nguồn nước tưới. Thay vì đào giếng, dùng máy bơm nước tưới, anh Long đã làm đường rãnh rồi đặt ống dẫn nước tự chảy từ con suối gần nhà về. Với cách làm này, vườn cây luôn được chăm sóc và cung cấp nước đầy đủ.

Từ đó, anh phân chia vườn nhà thành từng khu vực nhỏ trồng các loại cây như chuối – đu đủ là để lấy ngắn nuôi dài trong khi chờ sầu riêng - bưởi cho thu hoạch. Trong đó, bưởi da xanh là cây trồng chủ lực. Đến nay, gia đình anh đã trồng được 600 gốc bưởi da xanh. Trung bình, mỗi gốc bưởi da xanh, sau khi trừ chi phí, cho lợi nhuận khoảng 250.000 đồng/gốc.

Anh Nguyễn Xuân Long cho biết mỗi cây có một vụ, thu hoạch thời điểm khác nhau. Ví dụ bưởi ra hằng năm trong vòng 12 tháng thì có thể xoay vòng trong 6 tháng. Mãng cầu thu vào tháng 8, đến dịp Tết. Một năm anh đảo qua đảo lại thì có nguồn thu nhập thêm trong gia đình.

Tuy nhiên điều đặc biệt ở mô hình vườn nhà của anh Nguyễn Xuân Long là những cây ổi được trồng rải rác xen kẽ với những khu vực trồng cây có múi để hạn chế rầy chổng cánh gây hại. Cách trồng xen này, ngoài tác dụng xua đuổi rầy còn giúp tăng độ che phủ cho đất, hạn chế được cỏ dại.

Với diện tích cứ khoảng 100m2, anh lại trồng thêm 1 cây ổi. Số lần phun thuốc cũng giảm được 40% so với trước đó. Sau 8 tháng trồng, cây ổi cũng sẽ cho thu hoạch góp thêm vào thu nhập của gia đình. Lấy ngắn nuôi dài, trồng xen kẽ nhiều loại cây trồng với nhau và sự tính toán hợp lý làm sao để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hàng năm gia đình anh Long thu về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

Từ vườn cây ăn trái, anh Long tiếp tục đầu tư trồng thêm 6 ha keo. Đến nay, vườn keo của anh đã được 2 năm tuổi. Cứ thế theo một chu trình xoay vòng “lấy ngắn nuôi dài”. Theo anh Long, để phát triển nông nghiệp, ngoài đức tính cần cù, chịu khó, người nông dân phải mạnh dạn đầu tư và toàn tâm, toàn ý với công việc thì mới thành công.

Với suy nghĩ và tỉnh toán hợp lý là tận dụng chính điều kiện tự nhiên để cải tạo đất đai, anh đã thực hiện thành công mô hình làm vườn cây ăn trái với chi phí thấp nhất để cho lợi nhuận cao nhất.


Có thể bạn quan tâm

Lưu Ý Khi Sử Dụng Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Lưu Ý Khi Sử Dụng Vôi Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Nhằm giúp người nuôi có những kiến thức cơ bản và sử dụng vôi có hiệu quả, xin giới thiệu các dạng vôi hiện nay và cách sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

05/06/2011
Mô Hình Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Mô Hình Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Năm 2011, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình “Nuôi gia cầm an toàn sinh học” (ATSH). Mô hình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với qui mô 4.250 con vịt và 1.730 con gà cho 27 hộ nuôi / 3 huyện trong tỉnh là: Long Hồ, Bình Tân và Trà Ôn.

23/12/2011
Xây Hầm Biogas Cho Nhiều Lợi Ích Kinh Tế Xây Hầm Biogas Cho Nhiều Lợi Ích Kinh Tế

Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam còn sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao

26/06/2011
Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn

Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.

24/12/2011
Thông Tin Thêm Bài Viết Thông Tin Thêm Bài Viết "Quy Trình Sinh Sản Nhân Tạo Tôm Rằn"

Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006

27/06/2011