Mô Hình Làm Giàu Từ Niềm Đam Mê Nghề Trồng Hoa

Không có mặt bằng, không nghề nghiệp, không có vốn nhưng nhờ đam mê hoa lan và mạnh dạn đầu tư đã giúp gia đình chị Lê Thị Hồng Hạnh (thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) có được cơ ngơi khang trang, con cái đều học tập thành đạt và đã tạo được uy tín cho nhiều khách hàng.
Nghề trồng hoa đã ăn sâu vào máu thịt của chị, trước kia chị Hạnh đã từng trồng các loại cây hoa cúc, hướng dương, thược dược nhưng đều không có lợi nhuận, tốn rất nhiều công chăm sóc, thấy vậy, chị đã tìm đến cây lan và đã bén duyên với cây này.
Chị Hạnh cho biết, do lúc đầu chưa biết cách chăm sóc cây lan nên chỉ trồng với số lượng ít, nhiều lần cây bị chết và bị bệnh nấm dẫn đến thất bại. Dần dần chị đã làm quen với cây lan nên cây chết và sâu bệnh không còn nữa.
Năm 2004, chị đã mạnh dạn vào TP.Hồ Chí Minh muacây lan và vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi Nhánh NhaTrang với số tiền 20 triệu đồng để trồng lan. Đến nay, chị đã sở hữu trên10.000 cây lan các loại gồm lan đen-rô (dendrobium), van-đa, cattleya và cácloại hoa rừng khác.
Mỗi loại lan có mức giá khác nhau, lan đen-rô cây trưởngthành có giá 30.000 – 50.000 đồng/cây, cây con giá 20.000 đồng/cây, lancattleya trưởng thành giá 100.000 – 200.000 đồng/cây, cây con giá từ 30.000 –50.000 đồng/cây, lan-van đa trưởng thành giá từ 150.000 – 200.000 đồng/cây, câycon giá từ 70.000 – 100.000 đồng/cây. Ngoài ra, chị Hạnh còn sở hữu nhiều loạicây có giá trị khác từ 1 – 5 triệu đồn/cây rất đẹp, hoa nhiều. Trung bình mỗinăm chị bán trên 7.000 cây hoa lan, sau khi trừ chi phí lãi trên 100 triệuđồng/năm.
Thị trường xuất bán chủ yếu Ninh Hòa, Cam Ranh, Nha Trang, Vạn Ninh(Khánh Hòa) nhưng số lượng không đủ để cung cấp cho các khách hàng. Chúng tôiđến thăm vườn hoa lan của chị cũng là lúc chị vừa nhận được điện thoại kháchhàng của tỉnh Đăk Lăk nhưng không có hàng để cung cấp nên chị đã hẹn lần sau.
Chị Hạnh cho biết: "Về kỹ thuật chăm sóc loại cây này phải ăn ngủ gắn bóvới chúng, biết từng đặc tính của từng loại cây, tưới nước phải phân chia loạicây ra để tưới. Do nhiều người không biết cách chăm sóc dẫn đến cây bị chết.
Trồng lan phải làm lưới che hạn chế tiếp xúc ánh nắng, trồng nơi cao ráo có giáđể treo lan, mùa mưa không nên tưới nước nhiều, mùa nắng gắt tưới nước 2 lầnvào buổi sáng và chiều, tách hoặc ghép cây chọn thời điểm sau tết là thích hợp,phun thuốc trừ sâu 1 lần/tuần, thuốc nấm 2 lần/tuần, phân bón hòa vào nước thậtloãng tưới 1 lần/tuần, ban đêm phải soi đèn bắt các loại ốc bám trên lá và thâncây”. Để có những chậu lan đẹp chị đã tìm nguyên liệu cây dừa thiết kế làmcác chậu đựng hoa lan rất gọn tinh tế hơn.
Chị Hạnh nhớ lại, đã có những thời điểm chị đãvay vốn của ngân hàng với số tiền 120 triệu đồng, chị rất lo lắng vì sợ khôngcó nguồn chi trả, nhưng nhờ lan hút khách nên bán được giá và trả được hết nợcho ngân hàng.
Hiện chị đã có nguồn thu nhập ổn định từ vườn hoa lan, cơ sở trồng lan của chị cũng tạo việc làm cho 10 lao động thu nhập gần 3 triệu đồng/người/tháng, vườn lan của gia đình thu hút sự chú ý của nhiều đơn vị đếntham quan, trao đổi và làm điểm học tập thú vị cho những hộ muốn trồng lan, chịsẵn sang chia sẽ kinh nghiệm trồng cho bà con nào có nhu cầu. Trong thời giantới chị sẽ mở rộng thêm diện tích để phát triển cây lan và cung cấp cho cáctỉnh lân cận trong vùng.
Bên cạnh trồng lan, chị còn sản xuất 1,2 ha vườn cây ăn trái đang rất triển vọng.
Bà Nguyễn Thị Tặng – Chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Thạnh cho biết, mô hìnhtrồng hoa lan của chị Hạnh rất mới và đem lại thu nhập cao, rất có giá trị vềkinh tế và phù hợp với khí hậu của tỉnh Khánh Hòa.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) phát triển mạnh mô hình trồng dừa Xiêm (DX), bởi hiệu quả kinh tế của loại cây này rất cao. Trong tương lai, DX có thể trở thành loại cây chủ lực của xã nếu người dân biết đầu tư mở rộng sản xuất cũng như được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đó là chia sẻ của ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, cá trê vàng lai đã được nuôi nhiều nơi từ nhiều năm qua. Trong khi đó cá trê vàng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều, lại khan hiếm chủ yếu dựa vào tự nhiên. Gần đây, quy trình sản xuất giống cá trê vàng đã thực hiện thành công ở các Viện, Trường đại học, chưa được nhân rộng cho các trại giống cũng như nông hộ. Do vậy nguồn giống cá trê vàng rất khan hiếm, diện tích nuôi cá trê vàng là rất ít không đáng kể.

Ở ấp Bắc 3, xã Hòa Long (TP.Bà Rịa) ông Nguyễn Huỳnh Kiến là người đầu tiên dám đầu tư, phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) ở vùng đất trũng bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình ông ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

Sáng ngày 23/10/2012, Trạm Khuyến nông Cần Giờ thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình nuôi cua thương phẩm bằng giống nhân tạo” tại Ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp, TP. HCM.

Nhằm giúp nông dân vùng sâu, vùng xa cải thiện đời sống, thoát nghèo, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tuy Phong triển khai mô hình nuôi gà tàu vàng cho bà con ở xã Phong Phú.