Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chung Cư Lợn 40 Tỷ Đồng Ở

Mô Hình Chung Cư Lợn 40 Tỷ Đồng Ở
Ngày đăng: 29/04/2013

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Cơ ngơi chăn nuôi của ông Long được đầu tư khá công phu trên diện tích 2,18 ha với 2 khu chuồng nuôi được ngăn cách bởi một diện tích ao và hệ thống đường nằm giữa. Một bên khu chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng một dãy, đây là khu chuồng cũ khởi điểm từ ngày ông Long ra xây dựng trang trại (năm 2007). Đối diện bên kia là một khu chuồng nuôi gồm 4 dãy trong đó 3 dãy chuồng 2 tầng và 01 dãy chuồng 3 tầng trông giống như căn hộ chung cư (mới đưa vào sử dụng đầu năm 2012). Có lẽ đây chính là điều đặc biệt ở trang trại này mà ông Long có cái tên “chung cư lợn”.

Hiện tại khu chuồng tầng “chung cư” này ông chuyên nuôi nái và lợn úm với khoảng trên dưới 100 nái và 1000 lợn úm, còn lợn thịt thương phẩm ông tách hẳn khu riêng nên rất thuận cho việc chăm sóc nuôi dưỡng. Cái được lớn mà ông thấy khi nuôi lợn trên chuồng tầng cao là hạn chế được dịch bệnh do nuôi ở trên cao khí hậu thoáng mát hơn, giảm hẳn được ô nhiễm môi trường trong chuồng nuôi.

Về hiệu quả kinh tế, ông phấn khởi cho biết, khi nuôi trên chuồng tầng tỷ lệ sinh sản cao hơn hẳn khi nuôi ở khu chuồng nuôi cũ. Cụ thể: tỷ lệ động dục, đậu thai đạt cao trên 90%, trước kia là 80 – 85%; Tỷ lệ khô thai, thai chết lưu giảm còn dưới 3%, trước kia 5%. Tỷ lệ con đẻ trên một nái tăng đạt bình quân 9,7 – 10 con trên lứa sau cai sữa. Bên cạnh đó làm giảm tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng chỉ bằng 2/3 so với trước. Trọng lượng con khi sinh tăng hẳn, nếu trước đây từ 1,3 – 1.4 kg/con thì nay đạt trung bình 1,5 – 1,6 kg/con. Số con hao sau cai sữa giảm, độ đồng đều cao hơn hẳn.

Một điều rất quan trọng là khi nuôi ở khu này ông luôn kiểm soát được vệ sinh an toàn thú y, môi trường tốt. Đàn lợn thịt do lợn con được sinh ra trong điều kiện môi trường tốt, trọng lượng cao, úm đảm bảo vì vậy lợn thịt tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian chiếm chuồng giảm so với trước kia được 10 ngày trên một lứa. Mặt khác khi chăm sóc nuôi dưỡng lợn ở đây tất cả cùng ở một dãy chuồng nên vừa đỡ tốn nhân công, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Ông Long cho biết, sau hơn một năm triển khai nuôi lợn theo kiểu chuồng “chung cư” này ông tiết kiệm được gần 200 triệu đồng chi phí so với trước đây. Từ diện tích hơn 2ha này, hàng năm, như năm 2012, trang trại của ông đã cung cấp ra thị trường gần 800 tấn lợn hơi và hàng ngàn con giống các loại, doanh thu năm 2012 đạt gần 40 tỷ. Định hướng của trang trại trong năm tới là tiếp tục tập trung vào việc tăng đàn nái và tự sản suất giống bố mẹ bằng việc phát triển chăn nuôi thêm 300 lợn nái ông bà; nâng sản lượng thịt lợn hơi đạt 900 – 1000 tấn, có chất lượng tốt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 3000 con giống đạt tiêu chuẩn. Đưa chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi dùng thức ăn sinh học lên 40% vào cuối năm 2013 và những năm tới. Phấn đấu doanh thu trong những năm tới của trang trại đạt trên 50 tỷ đồng.

Mô hình “chung cư lợn” của ông Long là một điểm sáng về phương thức chăn nuôi mới, hy vọng với sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành, sự đồng thuận của người dân, mô hình chăn nuôi của ông ngày càng được nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Se Duyên” Cho Sản Phẩm Heo Sạch Se Duyên” Cho Sản Phẩm Heo Sạch

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

25/06/2014
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Theo Hướng Tích Cực Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Theo Hướng Tích Cực

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.

27/11/2014
Trăn Trở Với Cây Khóm Trăn Trở Với Cây Khóm

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

25/06/2014
“Phù Thủy” Trồng Mai Ghép Ra Tiền Tỷ “Phù Thủy” Trồng Mai Ghép Ra Tiền Tỷ

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.

27/11/2014
Ba Ba “Cõng” Tiền Tỷ Ba Ba “Cõng” Tiền Tỷ

Từ sự năng động, mạnh dạn cùng quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh Nguyễn Công Minh và chị Hà Thị Hải ở thôn Nghĩa Xuân, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi thủy sản, đem lại doanh thu mỗi năm từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng.

25/06/2014