Mô Hình Câu Lạc Bộ Nuôi Tôm Cộng Đồng

Trong khi các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn, ven biển các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chết trên diện rộng, thì tôm của Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng tại xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) vẫn phát triển tốt.
Ông Nguyễn Thanh Thưởng, Bí thư chi bộ ấp Cái Già, xã Hiệp Mỹ Đông phấn khởi cho biết: Năm 2008, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh) đã chọn ấp Cái Già xây dựng mô hình Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng gồm 10 thành viên, thả nuôi tôm sú trên diện tích gần 10 ha. Nhờ được cán bộ kỹ thuật tư vấn kỹ thuật trong việc cải tạo ao đầm, cách chọn giống khỏe, chăm sóc, phòng bệnh cho tôm… nên vụ nuôi tôm năm 2010 vừa qua, các thành viên trong Câu lạc bộ thu lãi hàng tỷ đồng, với mức lãi ròng từ 150 - 200 triệu đồng/ha. Vụ nuôi tôm này, người nuôi tuy gặp nhiều bất lợi về thời tiết, môi trường, chất lượng con giống… Đặc biệt ngoài các loại bệnh thường gặp ở tôm như: Đốm trắng, đỏ thân, đầu vàng… năm nay xuất hiện bệnh mới do một loại vi khuẩn gây hoại tử gan, tuỵ khiến tôm nuôi bị chết hàng loạt. Mặc dù vậy đa phần diện tích nuôi tôm của các thành viên trong Câu lạc bộ trong ấp vẫn phát triển ổn định.
Ông Dương Tấn Đởm, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết: Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng là hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ nuôi tôm có diện tích canh tác liền kề nhau. Các thành viên tham gia Câu lạc bộ đều được Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh và Phòng hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, cách chọn giống khỏe... Định kỳ hàng tuần, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân xử lý môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh và chăm sóc tôm…
Từ mô hình nuôi tôm cộng đồng ở ấp Cái Già, vụ nuôi tôm sú năm nay Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư đã thành lập được 10 Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng, với hơn 100 hộ tham gia, tập trung chủ yếu ở 2 xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang. Ngành nông nghiệp Trà Vinh hiện đang có chủ trương nhân rộng mô hình này gắn với chương trình nuôi tôm sạch theo tiêu chuẩn GAP ở các vụ nuôi sau.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, khác với các nơi khác chủ yếu trồng các loại tre như tre bát độ, tre điền trúc, tre gai… thì ở đây người dân lại trồng cây tre vàng sọc xanh, giống tre lâu nay được biết đến như một loại tre trồng làm hàng rào, làm cảnh. Đây là cây trồng được đánh giá có nhiều ưu điểm ở quy mô làm kinh tế gia đình.

Để thực hiện thắng lợi vụ lúa trên đất nuôi tôm, ngay từ đầu năm, công tác tuyên truyền được chính quyền các địa phương đẩy mạnh. Nhờ đó, người dân thấy được lợi ích của việc cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm và đăng ký tham gia.

Hằng năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các hộ. Đến nay, cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây có quả đạt 80,2%. Riêng ở xã É Tòng và Mường Bám, mỗi hộ đã thu từ 9 - 16 tấn quả tươi, trị giá từ 7,2 - 13 triệu đồng/hộ.

Là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm luôn ở tốp đầu cả nước, những năm qua, công tác phát triển chăn nuôi của Hà Nội luôn được quan tâm với nhiều chương trình, đề án được triển khai.

Trong những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) xã Cát Minh (huyện Phù Cát) đã không ngừng củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp hội viên nông dân (HVND), đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi và đã đạt được kết quả tích cực.