Mở đợt cao điểm xử lý chất cấm trong chăn nuôi

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay cả nước đã có 47/63 tỉnh/thành phố triển khai kiểm tra, xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.
Kết quả số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ là 7.334 cơ sở, trong đó 1.504 cơ sở xếp loại C (chiếm 20,5%).
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ là 10.871 cơ sở, trong đó có 1.745 cơ sở xếp loại C (chiếm 16%).
Trong 9 tháng đầu năm các Tổng Cục, Cục chuyên ngành thuộc Bộ đã tổ chức được 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất (đạt 119%).
Kết quả đã ban hành 1.198 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 21,868 tỷ đồng.
Trong đó đáng chú ý là đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/TĂCN không có trong danh mục cho phép, tiêu hủy tại chỗ 13,3 kg hóa chất vàng ô (VAT YELLOW)...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ ở các tỉnh Đông Nam Bộ mà còn lan về cả khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trong đó chủ yếu là các loại chất Clenbuterol, Salbutamol, vàng ô và kháng sinh.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ triển khai đợt cao điểm hành động vì VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến hết Tết Nguyên đán Bính Thân.
Mục tiêu là giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương phát động và thực hiện quyết liệt đợt cao điểm hành động vì VSATTP nông nghiệp, rút kinh nghiệm để triển khai trong những năm tiếp theo.
Đồng thời tập trung triển khai đề án thí điểm thanh tra tại hai TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm cơ sở nhân rộng ra cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Lựa chọn rau sạch, rau an toàn cho mỗi bữa ăn khiến các bà nội trợ luôn lo lắng. Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý triệt để rau không rõ nguồn gốc, nhiều người bắt đầu tìm đến giải pháp tự trồng rau xanh tại nhà.

Ngay từ đầu năm, song song với việc thực hiện phát triển KT – XH, QP – AN, huyện Vị Xuyên đã tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình, đề án, phương án trọng tâm trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện quyết liệt, đảm bảo tiến độ của các chương trình, đề án, phương án và mang lại những kết quả đáng mừng.

Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhà nông ngày càng được các địa phương, trong đó có Hậu Giang quan tâm xúc tiến thực hiện mạnh mẽ hơn.

Mùa hè năm nay, nắng nóng liên tục trên diện rộng, nhiệt độ trung bình từ 37-40 độ C khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tăng 5-7% so với năm trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các Cty, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh đã chủ động duy trì việc cấp nước ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định; dự phòng giải pháp ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch cho khách hàng sử dụng nước.

Xác định rõ dự trữ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu của nhân dân trên địa bàn trong mùa mưa bão năm 2015, Sở Công thương đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện phương án chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, ổn định thị trường trong mùa mưa bão đến các đơn vị trực thuộc, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.