Mở đợt cao điểm xử lý chất cấm trong chăn nuôi

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay cả nước đã có 47/63 tỉnh/thành phố triển khai kiểm tra, xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.
Kết quả số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ là 7.334 cơ sở, trong đó 1.504 cơ sở xếp loại C (chiếm 20,5%).
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ là 10.871 cơ sở, trong đó có 1.745 cơ sở xếp loại C (chiếm 16%).
Trong 9 tháng đầu năm các Tổng Cục, Cục chuyên ngành thuộc Bộ đã tổ chức được 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất (đạt 119%).
Kết quả đã ban hành 1.198 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 21,868 tỷ đồng.
Trong đó đáng chú ý là đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/TĂCN không có trong danh mục cho phép, tiêu hủy tại chỗ 13,3 kg hóa chất vàng ô (VAT YELLOW)...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ ở các tỉnh Đông Nam Bộ mà còn lan về cả khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trong đó chủ yếu là các loại chất Clenbuterol, Salbutamol, vàng ô và kháng sinh.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ triển khai đợt cao điểm hành động vì VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến hết Tết Nguyên đán Bính Thân.
Mục tiêu là giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương phát động và thực hiện quyết liệt đợt cao điểm hành động vì VSATTP nông nghiệp, rút kinh nghiệm để triển khai trong những năm tiếp theo.
Đồng thời tập trung triển khai đề án thí điểm thanh tra tại hai TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm cơ sở nhân rộng ra cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng rau, hoa, quả trong nhà lồng được nhiều người dân áp dụng thành công nhiều năm nay nhưng làm vườn ươm trong nhà lồng thì rất ít nông dân áp dụng vì chi phí đầu tư cao và rủi ro lớn.

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tàn phá của các đối tượng sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng. Sử dụng thuốc BVTV đúng cách vừa phát huy hiệu quả phòng trừ vừa hạn chế tác hại của hóa chất tới môi trường và bảo đảm an toàn cho chính bản thân người nông dân.

Trong những năm qua, diện tích trồng cây khoai lang dần được mở rộng khắp tỉnh Đắk Nông và đã làm giàu cho nhiều hộ dân trong tỉnh. Không những thế, khoai lang còn được “xuất ngoại” đến nhiều nước trên thế giới.

Dù có giá trị sản phẩm hàng hóa và hiệu quả sử dụng, cộng với đầu ra tương đối ổn định, nhưng thực tế, những ưu điểm trên của cây ngô vẫn bị người dân lẫn chính quyền địa phương hoài nghi. Nguyên do vì đâu?

“Năm nay hành trúng mùa nhưng chi phí 1 công hành khoảng 14 triệu đồng mà bán ra chỉ 12 triệu đồng, chưa kể công chăm sóc của tôi suốt 3 tháng ròng”.