Mở đợt cao điểm xử lý chất cấm trong chăn nuôi

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay cả nước đã có 47/63 tỉnh/thành phố triển khai kiểm tra, xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.
Kết quả số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ là 7.334 cơ sở, trong đó 1.504 cơ sở xếp loại C (chiếm 20,5%).
Số cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra phân loại và kiểm tra định kỳ là 10.871 cơ sở, trong đó có 1.745 cơ sở xếp loại C (chiếm 16%).
Trong 9 tháng đầu năm các Tổng Cục, Cục chuyên ngành thuộc Bộ đã tổ chức được 22 đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất (đạt 119%).
Kết quả đã ban hành 1.198 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 21,868 tỷ đồng.
Trong đó đáng chú ý là đợt thanh tra đột xuất của Thanh tra Bộ tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đã phát hiện và xử lý 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thuốc thú y/TĂCN không có trong danh mục cho phép, tiêu hủy tại chỗ 13,3 kg hóa chất vàng ô (VAT YELLOW)...
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, không chỉ ở các tỉnh Đông Nam Bộ mà còn lan về cả khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trong đó chủ yếu là các loại chất Clenbuterol, Salbutamol, vàng ô và kháng sinh.
Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ triển khai đợt cao điểm hành động vì VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp từ nay đến hết Tết Nguyên đán Bính Thân.
Mục tiêu là giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương phát động và thực hiện quyết liệt đợt cao điểm hành động vì VSATTP nông nghiệp, rút kinh nghiệm để triển khai trong những năm tiếp theo.
Đồng thời tập trung triển khai đề án thí điểm thanh tra tại hai TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm cơ sở nhân rộng ra cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Hiện, việc thị trường thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi các doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị phần và có khả năng điều khiển thị trường, có thể gây tổng thiệt hại xã hội hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm theo tính toán.

Hàng loạt thông tin về sản phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm khiến người tiêu dùng luôn lo lắng, muốn tìm kiếm sản phẩm sạch. Nhưng nghịch lý trên thị trường là sản phẩm VietGAP (sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) sản lượng ít, nhu cầu cao, nhưng lại khó tiêu thụ...

Chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai - Lào Cai) từ lâu đã là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Có người còn gọi vui đây là “sàn giao dịch” trâu, bởi mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) tụ hội về đây. Đến thăm phiên chợ độc đáo này, chúng tôi “mắt thấy, tai nghe” nhiều mẩu chuyện vui.

Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.