Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mía Tím Lên Ngôi

Mía Tím Lên Ngôi
Ngày đăng: 24/02/2014

Vốn là cây trồng quen thuộc của người dân địa phương (tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Chính), đến nay, cây mía tím đã “lan” ra nhiều xã khác, trở thành một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hải Hà.

Cây mía tím ở Hải Hà (Quảng Ninh) có truyền thống từ lâu, ở xã Quảng Chính, bà con nông dân đã trồng mía tím từ hơn 30 năm trước. Nhưng nhìn chung, cây mía tím chưa thực sự chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Chỉ từ vài, ba năm trở lại đây, cây mía tím mới dần trở thành cây chủ lực, bởi hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây nông nghiệp khác.

Trong khi trồng lúa chỉ cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng/ha/năm thì cây mía mang lại cho bà con từ 300-350 triệu đồng/ha/năm; năm 2013, có gia đình thu nhập từ trồng mía lên tới 800 triệu đồng/ha/năm. Chỉ tính vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều gia đình đã "thắng lớn" nhờ bán mía…

Do nhận thấy hiệu quả kinh tế cao như vậy, nên diện tích cây mía tím ở Quảng Chính nói riêng, huyện Hải Hà nói chung ngày một tăng lên. Ông Đinh Hữu Phượng, Chủ tịch UBND xã Quảng Chính, cho biết: 30 năm trước, xã Quảng Chính chỉ có khoảng trên dưới 0,5ha mía, nhưng đến nay con số này đã là 115ha.

Còn tính trên địa bàn toàn huyện Hải Hà, diện tích trồng mía tím năm 2012 chỉ có 106,7ha thì năm 2013 đã là 170,7ha. Và diện tích mía tím ở Hải Hà vẫn đang tiếp tục được nhân rộng; riêng xã Quảng Chính mỗi năm tăng từ 5-7ha. Đặc biệt, việc trồng mía tím theo cách truyền thống để gốc tái sinh đã được thay thế bằng trồng ngọn…

Ông Phạm Quang Đào (ở thôn 1, xã Quảng Chính) nói, việc trồng mía bằng ngọn tuy tốn công sức của người trồng hơn nhưng bù lại, chất lượng mía được đảm bảo. Đến nay, mía tím Hải Hà vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng do mía vừa giòn lại mềm, có vị ngọt thanh và hương thơm rất đặc trưng…

Cây mía tím Hải Hà có ưu thế là vậy, nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để nâng cao khả năng cạnh tranh của nó trên thị trường. Đây chính là "khâu then chốt" trong việc phát triển cây mía tím theo hướng sản xuất hàng hoá.

Và vì thế, Hiệp hội sản xuất và kinh doanh mía tím Quảng Ninh, đóng vai trò chủ đạo là những người trồng mía tím ở huyện Hải Hà, đã được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ các thành viên trong Hiệp hội từ khâu chuyển giao kỹ thuật (cùng với sự hỗ trợ của Sở KH&CN Quảng Ninh), đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm, quảng bá trưng bày sản phẩm v.v..

Ông Hoàng Phi Trường, Trưởng Phòng NN&PTNT Hải Hà, cho biết: Sau khi thành lập, với sự hỗ trợ của Sở KH&CN, Hiệp hội sản xuất và kinh doanh mía tím Quảng Ninh đã tập trung xây dựng thương hiệu Mía tím Quảng Ninh.

Hiện tại, huyện Hải Hà đang triển khai xây dựng gian hàng trưng bày sản phẩm mía tím tại xã Quảng Chính để giới thiệu với khách hàng. Cùng với đó, huyện cũng đang rất nỗ lực trong việc liên hệ với một số trung tâm nghiên cứu để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và sơ chế mía tím tại địa phương.

Từ đó, phạm vi tiêu thụ đã được mở rộng, người trồng mía cảm thấy yên tâm sản xuất hơn. Trước đây, bà con trồng ít vì chủ yếu chỉ để bán lẻ, nay đa phần đã được chuyển sang bán buôn, thương lái đến tận nơi, cho xe vào vườn thu mua. Cây mía tím không chỉ "loanh quanh" trong địa bàn huyện hay một vài địa phương lân cận nữa, mà đã vươn ra nhiều địa phương trong nước, thậm chí còn sang cả Trung Quốc.

Mặt khác, không chỉ là bán mía thô, mía nguyên liệu, hiện Hải Hà đang rất quan tâm tới việc xây dựng dây chuyền chế biến sản phẩm hoàn chỉnh để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay, ý tưởng xây dựng một nhà máy chế biến mía, từ khâu ép nước đến đóng gói sản phẩm v.v. đang được huyện và Hiệp hội sản xuất kinh doanh mía tím Quảng Ninh đặc biệt quan tâm.

Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc làm thay đổi bức tranh kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa phương. Bởi không chỉ nông dân trồng mía, mà khi nhà máy chế biến mía tím đi vào hoạt động sẽ tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, nâng cao mức sống cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Năm 2014 Là Năm Thắng Lợi Của Ngành Thủy Sản Việt Nam Năm 2014 Là Năm Thắng Lợi Của Ngành Thủy Sản Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt gần 188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 115 nghìn tỷ đồng (chiếm 61,2%) và giá trị khai thác thủy sản ước đạt hơn 73 nghìn tỷ đồng.

31/12/2014
Cá Chết Trắng Bửng, Gây Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng Cá Chết Trắng Bửng, Gây Thiệt Hại Hàng Trăm Triệu Đồng

Khoảng 4 giờ sáng 28-12, anh Nguyễn Văn Lưu (ấp 4, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) phát hiện mùi hôi thối nồng nặc nên chạy ra xem thì phát hiện trong bửng rất nhiều cá đã nổi đầu thở ngáp, một số đã chết nổi trắng bửng.

31/12/2014
Huyện Phú Tân (Cà Mau) Cải Thiện Lưới Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp Huyện Phú Tân (Cà Mau) Cải Thiện Lưới Điện Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Toàn huyện Phú Tân có 493 trạm biến áp, do quá trình phát triển nuôi tôm công nghiệp nhanh chóng của người dân, trước đây đã có tới 165 trạm quá tải. Thực hiện Dự án nâng cấp hệ thống điện góp phần phục vụ nuôi tôm công nghiệp, đơn vị đã triển khai nâng cấp trên 100 trạm biến áp và cơ bản hoàn thành trong 2 tháng nay.

31/12/2014
Ngư Dân Huyện Tuy An (Phú Yên) Trúng Tôm Hùm Giống Ngư Dân Huyện Tuy An (Phú Yên) Trúng Tôm Hùm Giống

Theo nhiều ngư dân ở các xã An Hòa, An Hải và An Chấn, trong những ngày qua, biển động và sóng lớn kéo dài, đã tạo điều kiện cho tôm hùm giống xuất hiện khá dày ở các ngư trường gần bờ. Nhờ vậy, bình quân mỗi phương tiện với 2 đến 3 lao động tham gia khai thác tôm hùm giống mỗi đêm có thể đánh bắt được 50 đến 70 con tôm hùm giống. Nhiều phương tiện trúng luồng đã đánh bắt được hơn 150 con tôm hùm giống/đêm.

31/12/2014
Ngư Dân Phấn Khởi Với Vốn Ưu Đãi Đóng Tàu Ngư Dân Phấn Khởi Với Vốn Ưu Đãi Đóng Tàu

Trong đợt đầu tiên, TP. Nha Trang có 5 chủ tàu được duyệt vay hơn 138,6 tỷ đồng để đóng mới 8 tàu, nâng cấp 2 tàu. Trong 8 tàu đóng mới, Công ty TNHH Lê Trứ (gọi tắt là Công ty Lê Trứ, phường Vĩnh Phước) được phê duyệt 6 tàu đều là vỏ sắt, gồm 4 tàu dịch vụ thủy sản có công suất 829CV, 2 tàu lưới vây có công suất 1.200CV. Tổng nhu cầu vốn vay của Công ty đến hơn 115,5 tỷ đồng.

31/12/2014