Mía Cần Kali, Cẩn Trọng Đạm

Mía đang được trồng nhiều ở ĐBSCL, là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường, rất cần trong đời sống hàng ngày. Có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất xám đến đất sét nặng.
Chuẩn bị đất: Cày sâu 20 - 30cm, cày 2 lần vuông góc nhau, sau mỗi lần cày là 1 lần bừa để cho đất nhỏ. ĐBSCL đất trồng mía là đất phù sa bồi tụ, độ phì nhiêu khá cao nhưng bị ảnh hưởng chua phèn và do đất thấp nên phải lên liếp cao 40 - 50cm, rộng 6 - 7m, chiều dài theo ruộng.
Chú ý không đưa tầng sinh phèn, đất có màu vàng lên mặt ruộng vì có nhiều ion sắt, nhôm, lưu huỳnh… gây độc hại cho mía. Đất mới khai hoang lên liếp không trồng mía ngay mà phải rửa phèn ít nhất qua một mùa mưa. Cũng có thể trồng cây họ đậu 1 - 2 vụ rồi trồng mía là tốt nhất. Mặt liếp cuốc hoặc cày sâu 15 - 20cm, làm tơi xốp và san phẳng, giữa liếp cao hơn hai bên để dễ thoát nước. Trước khi trồng rạch hàng thẳng, sâu 15 - 20cm, hàng cách nhau 0,8 - 1m, rồi đặt hom trồng.
Bốn tháng đầu khi mới trồng mía tơ hoặc để mía gốc giữa 2 hàng còn trống vì vậy nên trồng xen đậu phộng, nành hoặc đậu xanh vừa tăng thu nhập vừa nâng cao năng suất mía. Ngoài ra cũng nên trồng luân canh 6 vụ trồng mía có 1 vụ trồng lúa, màu hoặc họ đậu,… để cải tạo, bồi dưỡng lại đất và diệt sâu bệnh.
Khi bón phân, chú ý phân kali rất quan trọng, cần cho việc tích lũy đường. Kali cần cho cả mía tơ và mía gốc vì nó giữ vai trò kích hoạt hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác, cây phát triển đạt năng suất, chống đổ ngã, sâu bệnh và các bất lợi…
Nếu bón quá nhiều đạm, không cân đối kali, cây mía sẽ xanh tốt, năng suất thân cao, nhưng có giá trị thu nhập thấp vì ít chữ đường, ảnh hưởng trong chế biến công nghiệp đường.
Lượng phân bón/ha: Phân urê: 250 - 300kg, super lân: 250 – 300kg, KCl: 200 – 240kg, phân chuồng: 10 - 15 tấn. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, 1/3 lân, 1/3 đạm và ½ kali. Bón thúc lần 1 khi mía kết thúc nảy mầm (có 4 - 5 lá) 1/3 lượng đạm.
Bón thúc lần 2 khi mía kết thúc đẻ nhánh (9 - 10 lá) 1/3 lượng đạm và ½ lượng kali còn lại. Bón vá áo khi mía có lóng, nếu thấy mía xấu bón thêm 50 – 100kg urê/ha. Áp dụng máy bón phân khi có điều kiện. Lưu ý, nếu đất chua, pH = 4 - 4,5, nên bón 1.000kg vôi sau khi cày lần cuối trước.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, nông dân ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ và Châu Thành thuộc tỉnh Long An đã thu hoạch dứt điểm hơn 6.830 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng với sản lượng đạt hơn 16.000 tấn

Ngày 27-3, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang cùng đại diện các sở, ngành có liên quan của tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy Gò Công Đông đã đến khảo sát vùng nuôi nghêu cồn Ông Mão, cồn Vạn Liễu thuộc khu vực nuôi 350 ha của Ban Quản lý cồn bãi của huyện.

Hàu có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị trong y học, góp phần lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái. Nuôi hàu đang là mô hình có nhiều triển vọng cho nông dân vùng ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi.

Trạm Khuyến nông huyện Châu Phú (An Giang) vừa trình diễn thành công mô hình trồng nấm hồng chi. Qua đợt trồng nấm đầu tiên cho thấy, hiệu quả kinh tế khá cao nên đã tạo nhiều niềm tin cho người dân trồng nấm tại địa phương.

Hơn tuần nay, một số loại trái cây được bán trên thị trường Phú Yên với mức giá khá cao. Đây là lần tăng giá đầu tiên kể từ sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 của mặt hàng này.