Mì Cuối Vụ Giá Giảm Vẫn Không Người Mua

Mì chỉ là cây trồng xen lấy ngắn nuôi dài của nông dân Bình Phước. Nhưng cứ “giáp hạt” là giá cao, vào vụ giá giảm. Năm nay, giá mì lúc vụ chính thì nông dân chỉ hòa vốn, nếu hộ nào không nhổ kịp thì nay lỗ giá và cũng không bán được. “Trồng mì khó có lãi” - ông Nguyễn Anh Nhật ở ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh) với 10 năm trồng mì thở dài.
Giá thấp lại còn ế
Giữa tháng Giêng, chúng tôi đến vùng chuyên canh trồng mì ở ấp Thạnh Biên. Đây là khu vực có diện tích mì lớn nhất Lộc Ninh do nằm trong quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. Vì đất đai chưa ổn định nên nông dân chưa dám đầu tư trồng các loại cây lâu năm.
Thời điểm này, mùa mì đã kết thúc hơn 2 tháng. Nông dân gối vụ trồng lại để kịp mùa mưa đến là thu hoạch. Cả ngàn ha mì lại phủ một màu xanh. Riêng gia đình ông Nguyễn Anh Nhật do có việc phải về quê ngoài Bắc nên 13 ha mì không thu hoạch kịp mùa vụ. Ông Nhật buồn rầu, hiện giá mì tại vườn chỉ còn khoảng 1.350 đồng/kg, nếu trừ công nhổ còn khoảng 950 đồng/kg. Thương lái cũng không mua vì ở Camphuchia đã vào vụ thu hoạch chính.
Ông Nhật làm bài toán đơn giản, thuê đất trồng giá thấp nhất là 5 triệu đồng/ha, cày đất 3 triệu đồng, phân bón 8 - 10 triệu đồng, công làm cỏ (2 lần) 5 triệu đồng, công nhổ 6 triệu đồng... Nếu không có giống sẵn thì đầu tư cũng hết hơn 20 triệu đồng/ha. Năng suất mì ở Bình Phước chỉ khoảng 25 tấn/ha. Như vậy, với giá 1.350 đồng/kg thì nông dân lỗ nặng.
Cũng như những năm trước, “giáp hạt” mùa mì năm nay doanh nghiệp thông báo trên internet là hơn 2.500 đồng/kg nhưng vào vụ chính giảm chỉ còn 2.050 đồng/kg tại nhà máy và mua tại vườn là 1.700 đồng/kg. Nếu nhổ mì trước thời vụ thì chưa đủ độ chữ cũng bị trừ tiền (1 chữ trừ 70 đồng) nên nông dân đành chờ mì đủ tháng mới nhổ.
Năng suất thấp - đầu tư cao
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2010, diện tích cây mì ở Bình Phước là 20.395 ha, sản lượng đạt 464.241 tấn nhưng hiện chỉ còn 15.785 ha, sản lượng 396.183 tấn. Mì là cây trồng xen của nông dân để lấy ngắn nuôi dài trong các vườn cây công nghiệp như cao su, điều.Diện tích không ổn định nên ở Bình Phước chưa có liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.
Là cây trồng xen nên nông dân Bình Phước ít chú trọng đến giống, kỹ thuật và đầu tư phân bón nên năng suất mì chỉ bằng 40 - 50% so với tỉnh Tây Ninh. Ông Nguyễn Văn Hải ở Tây Ninh đang thuê đất trồng mì tại ấp Thạnh Biên cho biết. Hiện giá thuê đất trồng mì là 20 triệu đồng/ha/năm.
Nếu năng suất đạt dưới 35 tấn/ha là nông dân lỗ nặng. Tây Ninh là thủ phủ cây mì, năng suất gấp hơn 2 lần so với các tỉnh khác, bình quân 45 - 60 tấn/ha. Hiện ở Tây Ninh có 72 nhà máy tinh bột mì/100 nhà máy của cả nước. Nhờ vùng chuyên canh tập trung nên đầu tư khoai mì ở Tây Ninh đã được cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch giúp người trồng giảm công lao động. Giá bán cũng cao hơn nhờ có nhiều nhà máy, cự ly gần, chi phí vận chuyển thấp.
Tương tự ở các tỉnh Campuchia giáp biên với Bình Phước, nhiều doanh nghiệp đầu tư trồng mì bằng cơ giới cũng ảnh hưởng đến giá thu mua ở Bình Phước.
Có thể bạn quan tâm

Để thúc đẩy nền nông nghiệp huyện nhà phát triển theo hướng bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kbang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân trên địa bàn huyện, tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.

Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, tỉnh Bình Định đã quyết định loại 4 tàu cá của ông La Tình, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn ra khỏi mô hình khai thác, thu mua xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) theo chuỗi, đồng thời thu hồi 4 bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã lắp đặt trên 4 tàu cá của ngư dân này.