Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mèo Vạc Chú Trọng Nguồn Thức Ăn Và Phòng, Chống Rét Cho Đàn Gia Súc

Mèo Vạc Chú Trọng Nguồn Thức Ăn Và Phòng, Chống Rét Cho Đàn Gia Súc
Ngày đăng: 05/11/2014

Mùa Đông đến là thời điểm gia súc dễ bị suy kiệt, giảm sức đề kháng dẫn đến chết do đói và rét. Vì thế, những năm qua, công tác chăn nuôi của huyện Mèo Vạc luôn được chú trọng. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc khi mùa khô đến, ngành Nông nghiệp huyện đang tích cực triển khai nhiều biện pháp chống đói, rét cho đàn gia súc, bảo đảm cho gia súc khỏe mạnh và phát triển tốt.

Là huyện vùng cao núi đá, nên việc lựa chọn con giống sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương luôn được đặc biệt quan tâm. Những năm trước việc phát triển chăn nuôi gia súc của huyện chỉ theo hướng tự phát, quy mô chuồng trại nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế không cao. Vài năm trở lại đây, người dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn với số lượng đàn từ 3 - 5 con trâu, bò.

Nhờ đó, chất lượng đời sống và thu nhập của nhiều gia đình được cải thiện và nâng lên. Để đàn trâu, bò phát triển ổn định, ngoài việc trồng cỏ, tận dụng những nguồn thức ăn sẵn có; bà con đã biết ý thức hơn trong việc dự trữ nguồn thức ăn chăn nuôi, đặc biệt khi bước vào mùa khô. Theo số liệu thống kê, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện Mèo Vạc là trên 79 nghìn con. Trong đó, đàn bò gần 26 nghìn con, đàn trâu trên 3 nghìn con.

Xác định mùa khô đến, đồng thời cũng là mùa Đông; nguồn thức ăn tự nhiên sẽ khan hiếm kèm theo nhiệt độ xuống thấp nên đàn gia súc nói chung và đàn trâu, bò nói riêng thường bị giảm sút sức đề kháng. Để chống đói cho gia súc, ngay từ đầu mùa khô năm 2014, huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tích cực triển khai nhiều biện pháp dự trữ thức ăn theo hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.

Chị Sùng Thị Mai, thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi (Mèo Vạc) cho biết: Mỗi con trâu, bò trị giá hơn 10 triệu đồng, nếu không chăm sóc cẩn thận thì sẽ bị mất trắng. Vì vậy gia đình tôi luôn đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn trâu, bò bằng cỏ và cho ăn thêm thức ăn tinh bột để tăng thêm sức đề kháng.

Vào mùa Đông, thường có những đợt rét đậm, rét hại; do vậy, tôi thường tận dụng cây cỏ dư thừa để ủ chua làm thức ăn dự trữ, che chắn chuồng trại cẩn thận tránh gió lùa, mưa rét nên những năm qua nhà tôi không có trâu, bò nào bị chết.

Trao đổi với chúng tôi: Ông Vũ Đình Trọng, Phó Trưởng phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Mèo Vạc cho biết: Để chủ động trong công tác phòng, chống đói, rét cho trâu, bò; UBND huyện đã kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Phòng đã chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân, hộ chăn nuôi vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh, che chắn chuồng đảm bảo đủ ấm, hướng dẫn bà con dự trữ thức ăn.

Đồng thời, Phòng cũng chỉ đạo các xã, thị trấn ký cam kết về việc thực hiện công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc đến toàn thể nhân dân.

Ngoài ra, phòng còn tăng cường cán bộ kỹ thuật về cơ sở hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân che, chắn lại chuồng trại; ủ chua cỏ; bổ sung thêm thức ăn tinh và các chất khoáng vào khẩu phần ăn để đảm bảo sức đề kháng cho gia súc. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh trong mùa Đông, nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc được nâng lên.

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền cùng với sự chuẩn bị chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc sớm và kỹ lưỡng ngay từ bây giờ của người dân, tin tưởng rằng, những biện pháp đã và đang triển khai đàn gia súc ở huyện Mèo Vạc có thể yên tâm vượt qua mùa Đông năm nay.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Chăn Nuôi Tạo Sản Phẩm Hàng Hoá Phát Triển Chăn Nuôi Tạo Sản Phẩm Hàng Hoá

Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.

28/06/2013
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Dự Án Danida Ở Tủa Chùa Hiệu Quả Bước Đầu Từ Dự Án Danida Ở Tủa Chùa

Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

28/06/2013
Mường Nhé Nhân Rộng Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Mường Nhé Nhân Rộng Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.

28/06/2013
Thanh Luông Với Phong Trào Trồng Cây Cảnh Thanh Luông Với Phong Trào Trồng Cây Cảnh

Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.

28/06/2013
Làm Giàu Từ Mô Hình Cây Ăn Quả Làm Giàu Từ Mô Hình Cây Ăn Quả

Điện Biên không chỉ là vùng đất lịch sử mà còn là nơi xây dựng ước mơ, ấp ủ làm giàu của rất nhiều nông dân vượt lên cái khó khăn, nghèo đói để trở thành những tấm gương sản xuất giỏi. Ông Lò Văn Tỉnh sống tại bản Khá, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên là tấm gương như thế.

28/06/2013