Máy xịt thuốc BVTV điều khiển từ xa

Anh Trần Quốc Tuấn, ngụ ấp Bình Minh, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú (An Giang) sau thời gian mày mò đã sáng chế chiếc máy phun thuốc trừ sâu điều khiển bằng remote, đoạt giải Nhì hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh An Giang năm 2015.
Nông dân Nguyễn Thanh Nam ở cùng huyện mua máy của anh Tuấn về sử dụng. 2 tháng đầu anh tập điều khiển tại ruộng nhà cho quen thao tác.
Giờ đã dùng máy được 4 vụ phun thuốc thuê cho bà con, trung bình mỗi vụ 70 ha, anh nhận định máy này hoạt động rất hiệu quả.
Tâm đắc nhất là đường điện rất gọn, máy chạy xa 300 – 400 m điều khiển rất nhẹ nhàng, chỉ cần cầm remote điều khiển gạt nhẹ lập tức máy rẽ trái hoặc rẽ phải và cho ga lớn, hay ga nhỏ tùy ý, máy vừa chạy vừa sạc qua bình 12V như xe honda, có thể bơm hút nước tự do…
Anh Nam cho biết, chiếc máy này mang ra phun chủ ruộng thích lắm cả đất gò, đất lún lúa vẫn không thiệt hại.
1 ha xịt trung bình 45 phút, chi phí thuê nhân công 80.000 đ/ha (giảm 40.000 đ/ha so với thuê xịt thủ công), chi phí thuốc BVTV từ 300.000 - 350.000 đ/công (so với xịt thủ công giảm 150.000 - 200.000 đồng/công). Đặc biệt, lúa trỗ bị nhiễm rầy chỉ cần phun một lần là không còn con nào.
Anh dự định vụ tới sẽ tiếp tục đặt Quốc Tuấn SX 2 máy phun thuốc nữa để đáp ứng nhu cầu của bà con.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 vào Hàn Quốc.

Xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là nơi có mô hình trồng lúa chất lượng cao an toàn đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vào năm 2008. Để đạt được kết quả này, nông dân trong xã đã kiên trì thực hiện qua nhiều năm với nhiều nội dung: IPM, “Cánh đồng sạch và xanh”, Chương trình “3 giảm 3 tăng”, dự án “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn” tiến tới mô hình lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề nuôi gián đất, nhưng khi triển khai đã bị yêu cầu tiêu hủy.

“Xoài R2E2 được trồng ở đâu?”, câu hỏi này vẫn xôn xao dư luận bởi ngoài ở nước Úc, xoài R2E2 (Row 2 Example 2, tên khoa học Mangifera indica L) còn được trồng ở Khánh Hòa, Việt Nam. Thế nhưng, những tin đồn thất thiệt đang khiến trái xoài Úc Khánh Hòa bị người mua dè chừng.

Bắt đầu với số vốn khiêm tốn để mua con giống và làm vèo - lồng nuôi từ lưới hoặc túi nylon, nông dân có thể thu lãi cả chục triệu đồng từ cá lóc.