Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất trắng mùa quả sau khi bón phân

Mất trắng mùa quả sau khi bón phân
Ngày đăng: 15/10/2015

Vườn mướp của ông Cư bị thối trái, lá quăn lại sau thời gian bón phân.

Có mặt tại vườn mướp của ông Nguyễn Hữu Cư, tổ 6, thôn Tân Long, phóng viên nhận thấy, nhiều trái bị xì mủ, vàng thối ở phần đuôi.

Đọt và lá xoăn lại.

Ông Cư cho biết, ngày 20-8, ông mua 3 bao phân bón NPK hỗn hợp của cửa hàng Mai Khang tại xã Châu Pha, giá 630 nghìn đồng/bao, về bón cho vườn mướp.

Sau 3 ngày bón phân, vườn mướp có biểu hiện vàng lá rồi quả bắt đầu xì mủ.

“Khi chưa bón phân vườn mướp xanh tươi, sai quả, vợ chồng tôi mừng lắm.

Bà con đi qua ai cũng tấm tắc khen.

Tuy nhiên, sau khi bón phân, vườn mướp xảy ra hiện tượng lạ như trên.

Bây giờ coi như mất trắng” - ông Cư xót xa nói.

Theo tính toán của ông Cư, với 6.000m2 mướp nếu không bị sự cố thì sau gần 2 tháng gia đình ông sẽ thu hoạch được hơn 60 triệu đồng.

Vườn mướp của ông Nguyễn Duy Tiên, tổ 4, ấp Suối Tre cũng có hiện tượng như vườn của ông Cư sau khi bón loại phân trên.

Ông Tiên cho biết, vì muốn cây tăng trưởng tốt, sai quả nên ông Cư cũng mua 2 bao phân tại đại lý phân Mai Khang.

Thế nhưng, sau khi bón phân chẳng những cây không phát triển mà còn có biểu hiện chết dần.

Thiệt hại nặng nề nhất là trường hợp của anh Lê Khắc Kiều, ấp Tân Lễ A, với toàn bộ 7.000m2 khổ qua và bí xanh bắt đầu cho thu hoạch đã bị mất trắng.

Mẹ anh Kiều thở dài: “Gia đình tôi đã vay 32 triệu đồng, cộng với tiền tích góp để đầu tư trồng khổ qua.

Khi cây bắt đầu cho trái, tôi mừng lắm vì nghĩ đợt này trúng mùa sẽ có tiền cho con cưới vợ, ai dè…”.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Khang, chủ đại lý phân bón Mai Khang cho biết, loại phân trên là phân bón hỗn hợp cao cấp NPK của Công ty TNHH SXTM DV Bốn Mùa có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh.

Ông đã làm đại lý cho công ty này 3 năm.

Trước đây, các hộ dân ở đây vẫn sử dụng loại phân trên để bón cho cây và chưa xảy ra vấn đề gì.

Đầu tháng 9-2015, một số người dân lên báo sau khi mua phân tại đại lý phân bón Mai Khang về bón thì cây có hiện tượng vàng lá, thun ngọn và trái xì mủ (dạng ngộ độc phân).

Bà con cho rằng, do bón nhầm “phân giả” mua tại đại lý Mai Khang.

Nhận được tin báo của người dân, đại lý đã báo cho công ty phân bón xuống kiểm tra thực tế và cũng mời các cơ quan chuyên môn đến tìm hiểu nguyên nhân.

Cũng theo ông Khang, nhiều người khác cùng mua một lô hàng nhưng không có hiện tượng trên.

Bản thân ông cũng đã tìm hiểu qua các đại lý khác trong tỉnh có bán loại phân này đều không có vấn đề gì.

“Tuy chưa xác định được nguyên nhân, nhưng thiệt hại trước mắt của người dân là có thật.

Vì vậy, công ty và đại lý đã đồng ý hỗ trợ cho người dân 2 triệu đồng/1.000m2 để bà con tái đầu tư sản xuất” - ông Khang nói.

Ông Trần Viết Buôn, Phó Chánh thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, các cơ quan chuyên môn đã xuống thực địa để kiểm tra.

Tuy nhiên, lượng phân người dân đã bón hết nên chưa thể xác định được phân giả hay phân thật.

Hơn nữa, ngoài bón phân, người dân còn xịt thuốc cộng với tác động của môi trường nên khó có thể xác định được nguyên nhân chính có phải là do phân bón hay không.

Cũng theo ông Buôn, thời gian qua, Thanh tra Sở chưa nhận được thông tin về phân bón giả trên địa bàn tỉnh.

“Nếu là phân bón giả thì cây sẽ còi cọc, kém phát triển chứ không chết.

Sau khi xử lý xong vụ việc, Thanh tra Sở sẽ báo cáo lãnh đạo Sở NN-PTNT.

Từ đó, Sở có văn bản đề nghị Sở Công thương kiểm tra việc sản xuất kinh doanh loại phân này trên địa bàn tỉnh”- ông Buôn nói.

Ông Nguyễn Chí Đức, Phó trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, sau khi nhận được thông tin của người dân, Chi cục đã vào cuộc.

Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chuyên môn vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân nên chưa khẳng định chính xác vì sao có hiện tượng nêu trên.

Sáng 12-10, liên hệ với các hộ dân bị thiệt hại, họ cho biết, Công ty TNHH SXTM DV Bốn Mùa, đơn vị cung ứng phân bón nêu trên đã hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại 2 triệu đồng/1.000m2.

Sau khi có kết luận chính thức, Công ty sẽ có văn bản trả lời để người dân được rõ.


Có thể bạn quan tâm

Hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò Hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò

-Hơn 4 năm qua, đã có 1.929 hộ dân thoát nghèo, cải thiện kinh tế gia đình bền vững nhờ chương trình “Lục Lạc Vàng” trao tặng 3.129 con bò.

17/11/2015
Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016 Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016

2015 vẫn là năm khó khăn đối với nghề nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng, mức thiệt hại luôn ở khoảng 25% – 28% theo từng thời điểm thả giống, nhưng mức độ thiệt hại cục bộ ở một số vùng nuôi vẫn trên 50% như thị xã Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên.

17/11/2015
Kết quả dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Kết quả dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện

Nhằm giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác hiệu quả mặt nước vùng lòng hồ thủy điện, Trạm Khuyến nông huyện Than Uyên (Lai Châu) triển khai dự án nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Bản Chát.

17/11/2015
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà

Cuối tháng 10/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NN &PTNT thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình.

17/11/2015
Hội nghị phổ biến kỹ thuật nuôi tôm chân trắng an toàn Hội nghị phổ biến kỹ thuật nuôi tôm chân trắng an toàn

Sáng 12/11, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tổ chức Hội nghị "Phổ biến kỹ thuật sản xuất giống tôm chân trắng an toàn” cho các thành viên Hội nghề cá và hộ sản xuất tôm giống trên địa bàn toàn tỉnh.

17/11/2015