Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất trắng mùa quả sau khi bón phân

Mất trắng mùa quả sau khi bón phân
Ngày đăng: 15/10/2015

Vườn mướp của ông Cư bị thối trái, lá quăn lại sau thời gian bón phân.

Có mặt tại vườn mướp của ông Nguyễn Hữu Cư, tổ 6, thôn Tân Long, phóng viên nhận thấy, nhiều trái bị xì mủ, vàng thối ở phần đuôi.

Đọt và lá xoăn lại.

Ông Cư cho biết, ngày 20-8, ông mua 3 bao phân bón NPK hỗn hợp của cửa hàng Mai Khang tại xã Châu Pha, giá 630 nghìn đồng/bao, về bón cho vườn mướp.

Sau 3 ngày bón phân, vườn mướp có biểu hiện vàng lá rồi quả bắt đầu xì mủ.

“Khi chưa bón phân vườn mướp xanh tươi, sai quả, vợ chồng tôi mừng lắm.

Bà con đi qua ai cũng tấm tắc khen.

Tuy nhiên, sau khi bón phân, vườn mướp xảy ra hiện tượng lạ như trên.

Bây giờ coi như mất trắng” - ông Cư xót xa nói.

Theo tính toán của ông Cư, với 6.000m2 mướp nếu không bị sự cố thì sau gần 2 tháng gia đình ông sẽ thu hoạch được hơn 60 triệu đồng.

Vườn mướp của ông Nguyễn Duy Tiên, tổ 4, ấp Suối Tre cũng có hiện tượng như vườn của ông Cư sau khi bón loại phân trên.

Ông Tiên cho biết, vì muốn cây tăng trưởng tốt, sai quả nên ông Cư cũng mua 2 bao phân tại đại lý phân Mai Khang.

Thế nhưng, sau khi bón phân chẳng những cây không phát triển mà còn có biểu hiện chết dần.

Thiệt hại nặng nề nhất là trường hợp của anh Lê Khắc Kiều, ấp Tân Lễ A, với toàn bộ 7.000m2 khổ qua và bí xanh bắt đầu cho thu hoạch đã bị mất trắng.

Mẹ anh Kiều thở dài: “Gia đình tôi đã vay 32 triệu đồng, cộng với tiền tích góp để đầu tư trồng khổ qua.

Khi cây bắt đầu cho trái, tôi mừng lắm vì nghĩ đợt này trúng mùa sẽ có tiền cho con cưới vợ, ai dè…”.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Khang, chủ đại lý phân bón Mai Khang cho biết, loại phân trên là phân bón hỗn hợp cao cấp NPK của Công ty TNHH SXTM DV Bốn Mùa có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh.

Ông đã làm đại lý cho công ty này 3 năm.

Trước đây, các hộ dân ở đây vẫn sử dụng loại phân trên để bón cho cây và chưa xảy ra vấn đề gì.

Đầu tháng 9-2015, một số người dân lên báo sau khi mua phân tại đại lý phân bón Mai Khang về bón thì cây có hiện tượng vàng lá, thun ngọn và trái xì mủ (dạng ngộ độc phân).

Bà con cho rằng, do bón nhầm “phân giả” mua tại đại lý Mai Khang.

Nhận được tin báo của người dân, đại lý đã báo cho công ty phân bón xuống kiểm tra thực tế và cũng mời các cơ quan chuyên môn đến tìm hiểu nguyên nhân.

Cũng theo ông Khang, nhiều người khác cùng mua một lô hàng nhưng không có hiện tượng trên.

Bản thân ông cũng đã tìm hiểu qua các đại lý khác trong tỉnh có bán loại phân này đều không có vấn đề gì.

“Tuy chưa xác định được nguyên nhân, nhưng thiệt hại trước mắt của người dân là có thật.

Vì vậy, công ty và đại lý đã đồng ý hỗ trợ cho người dân 2 triệu đồng/1.000m2 để bà con tái đầu tư sản xuất” - ông Khang nói.

Ông Trần Viết Buôn, Phó Chánh thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, các cơ quan chuyên môn đã xuống thực địa để kiểm tra.

Tuy nhiên, lượng phân người dân đã bón hết nên chưa thể xác định được phân giả hay phân thật.

Hơn nữa, ngoài bón phân, người dân còn xịt thuốc cộng với tác động của môi trường nên khó có thể xác định được nguyên nhân chính có phải là do phân bón hay không.

Cũng theo ông Buôn, thời gian qua, Thanh tra Sở chưa nhận được thông tin về phân bón giả trên địa bàn tỉnh.

“Nếu là phân bón giả thì cây sẽ còi cọc, kém phát triển chứ không chết.

Sau khi xử lý xong vụ việc, Thanh tra Sở sẽ báo cáo lãnh đạo Sở NN-PTNT.

Từ đó, Sở có văn bản đề nghị Sở Công thương kiểm tra việc sản xuất kinh doanh loại phân này trên địa bàn tỉnh”- ông Buôn nói.

Ông Nguyễn Chí Đức, Phó trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, sau khi nhận được thông tin của người dân, Chi cục đã vào cuộc.

Tuy nhiên, đến nay các cơ quan chuyên môn vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân nên chưa khẳng định chính xác vì sao có hiện tượng nêu trên.

Sáng 12-10, liên hệ với các hộ dân bị thiệt hại, họ cho biết, Công ty TNHH SXTM DV Bốn Mùa, đơn vị cung ứng phân bón nêu trên đã hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại 2 triệu đồng/1.000m2.

Sau khi có kết luận chính thức, Công ty sẽ có văn bản trả lời để người dân được rõ.


Có thể bạn quan tâm

Loại Thuốc Làm Chín Trái Vẫn Được Phép Sử Dụng Loại Thuốc Làm Chín Trái Vẫn Được Phép Sử Dụng

Trước vụ thu hoạch sầu riêng năm nay bà con ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại phập phồng lo lắng. Thông tin sử dụng thuốc làm chín trái trong vụ thu hoạch năm ngoái đã khiến người trồng lao đao vì giá bán xuống thấp, nguy cơ thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn bị mất dần.

17/07/2014
Giảm Dần Lúa “Ngoại”, Tăng Lúa “Nội” Giảm Dần Lúa “Ngoại”, Tăng Lúa “Nội”

Ông Phạm Đồng Quảng cũng khẳng định: “Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ lúa lai đang giảm dần, mặc dù đây là giống cho năng suất cao và dễ trồng, có khả năng chống chịu bệnh, phù hợp thời tiết, khí hậu nhưng giá trị không cao bằng các giống lúa thuần. Bà con đang chuyển dần sang trồng các giống lúa Bắc Thơm 7, BC 15, nếp thơm…”.

05/12/2014
Bước Đột Phá Trong Cải Tạo Giống, Phát Triển Đàn Trâu Của Huyện Vị Xuyên Bước Đột Phá Trong Cải Tạo Giống, Phát Triển Đàn Trâu Của Huyện Vị Xuyên

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

17/07/2014
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Chồn Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Chồn

Anh Nhi cho biết: “Sau khi đi tham quan tận mắt mô hình của người dân trong huyện và thấy được hiệu quả của loài vật nuôi này nên tôi quyết định mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, mỗi ký chồn bố mẹ có giá 950.000 đồng”.

05/12/2014
Nông Dân Đắk R’tíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con Nông Dân Đắk R’tíh Sản Xuất Theo Hướng Đa Cây, Đa Con

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

17/07/2014