Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mật Ong Vàng Lũng Núi

Mật Ong Vàng Lũng Núi
Ngày đăng: 12/09/2013

Với lợi thế trên 54 ngàn ha đất rừng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) có tiềm năng phát triển kinh tế rừng và vườn đồi. Trong đó, nuôi ong lấy mật nhiều năm qua đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Với hình thức nuôi tự nhiên, thu hoạch và bảo quản theo đúng quy trình, sản phẩm mật ong Vũ Quang dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Đây là tín hiệu vui trong quá trình thực hiện đề án sản xuất, xây dựng NTM của địa phương.

Là một trong những hộ dân “bén duyên” khá sớm với nghề nuôi ong, ông Đậu Khắc Mạnh từng được người dân xã Ân Phú xem là người bạn của ong rừng. Bắt đầu từ việc làm quen, nuôi nhỏ lẻ 1-2 đàn, đến nay, được dự án phát triển sinh kế nâng cao thu nhập cho người dân do Quỹ Ford tài trợ, Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh triển khai thực hiện, gia đình ông đã có gần 20 đàn ong. Hàng năm, ông còn tách đàn và bán cho nhiều hộ trên địa bàn. Mỗi năm, ông thu hoạch 100 kg mật, 30 đàn ong giống xuất ra thị trường, thu nhập trên 40 triệu đồng.

Nhiều mô hình nuôi ong được nhân rộng tại một số xã khác trên địa bàn huyện. Đặc biệt, với nghề nuôi ong, các đối tượng như người tàn tật, phụ nữ đơn thân, đời sống khó khăn… giờ đây không những có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống mà còn tự tin vươn lên hòa nhập cộng đồng. Ông Nguyễn Thế Thức (xóm 8, xã Đức Bồng) cho biết: “Trước đây, sống phải dựa vào người khác, nay được tham gia các chương trình dự án nuôi ong, tôi đã tự kiếm được tiền nuôi sống bản thân. Thật không có hạnh phúc nào hơn thế!”...

Đến nay, với 4.600 đàn ong tại 800 gia đình, mỗi năm, người dân Vũ Quang có thể thu về trên 9 tỷ đồng từ thu hoạch mật và bán ong giống. Tại nhiều địa phương như: Ân Phú, Đức Giang, Đức Lĩnh, Sơn Thọ và thị trấn Vũ Quang, nhiều hộ còn phát triển với quy mô lớn, đưa lại nguồn thu từ 30-100 triệu đồng. Xác định mật ong là một trong những sản phẩm chủ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng NTM, huyện Vũ Quang đã thành lập các HTX, CLB nuôi ong.

Từ đó, người nuôi hỗ trợ nhau về con giống, KHKT, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là cùng nhau cam kết thực hiện các quy định về quy trình nuôi và thu hoạch, mở rộng quy mô, đưa ra các định hướng trong sản xuất, nhằm tăng tổng đàn, nâng cao chất lượng, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên. Đến nay, ngoài các CLB, toàn huyện đã thành lập được 6 HTX, 2 CLB nuôi ong với hàng trăm hộ tham gia.

Nói về chất lượng mật ong Vũ Quang, trong cuộc làm việc với huyện về xây dựng thương hiệu mật ong, Tiến sỹ Phùng Hữu Chính - nguyên Viện trưởng Viện nuôi ong (Bộ NN&PTNT) khẳng định: Hiện nay, thương hiệu mật ong Vũ Quang đã được Cục Đo lường chất lượng kiểm nghiệm và cấp đăng ký nhãn mác, thực sự tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Đây là một sản phẩm chất lượng có thể cạnh tranh tốt với thị trường mật ong trong cả nước.

Ông Phạm Quốc Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang cho biết thêm: Nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho hàng trăm hộ dân địa phương, góp phần rất lớn trong việc thực hiện đề án phát triển kinh tế, xây dựng NTM. Theo tính toán, trên địa bàn huyện Vũ Quang có thể phát triển và nuôi được hàng trăm ngàn đàn ong, tuy nhiên, đến nay, toàn huyện chưa đến 5.000 đàn. Con số này còn quá nhỏ so với tiềm năng, lợi thế của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Sú, Cá Ba Sa Và Cá Tra An Toàn Nuôi Tôm Sú, Cá Ba Sa Và Cá Tra An Toàn

Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:

14/07/2012
Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Ở Ninh Thuận Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Ở Ninh Thuận

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

21/04/2012
Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu

Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng

15/07/2012
Ông Nông Dân Giỏi Và Trang Trại Khá Đặc Biệt Ông Nông Dân Giỏi Và Trang Trại Khá Đặc Biệt

Ông có một trang trại khá đặc biệt. Từ trang trại này, ông trở thành nông dân SXKD giỏi của TP.Đà Nẵng và vinh dự được về Hà Nội dự Hội nghị Nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới.

23/04/2012
Thí Điểm Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sạch Thí Điểm Mô Hình Chăn Nuôi Heo Sạch

Cục Chăn nuôi cho biết vừa đề nghị huyện Thống Nhất, vùng nuôi heo lớn nhất của tỉnh Đồng Nai, xây dựng vùng điểm sản xuất thịt heo sạch.

23/04/2012