Mật Ong Rừng Tràm Xác Lập Giá Mới Ở Cà Mau

Lần đầu tiên, mật ong - đặc sản rừng tràm U Minh Hạ đạt mức giá cao kỷ lục khi được bán từ 350.000 - 500.000 đồng/lít. Mức giá trên tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2012.
Lý giải cho việc giá mật tăng cao, một số hộ chuyên sống bằng nghề gác kèo ong ở Tập đoàn Phong Ngạn 19 Tháng 5 (xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho rằng, thời gian gần đây do tình hình rừng tràm khô hạn nặng, người gác mật bị hạn chế vào rừng khai thác mật ong nhằm hạn chế xảy ra cháy rừng nên nguồn mật khan hiếm. Trong khi đó, Hội Nông dân huyện U Minh cho rằng, giá mật tăng cao một phần xuất phát từ nguyên nhân vừa nêu, một phần nhờ mật ong đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, có chỉ dẫn địa lý, công tác tuyên truyền, quảng bá được đẩy mạnh... nên đặc sản này tăng giá.
Được biết, thời điểm cận Tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ tại Cà Mau. Thời gian này, chất lượng mật cực tốt, sản lượng cao hơn so với mật được khai thác vào những tháng mùa mưa.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.

Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng cao, kèm theo đó là sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ… là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản tăng doanh số bán hàng.
Để xây dựng và hoàn thiện chuỗi ngành hàng vịt, các chuyên gia đầu ngành đã đề xuất nhiều sáng kiến hay để phát triển ngành hàng, trong đó ý tưởng xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp” được đánh giá là táo bạo, thu hút được sự quan tâm từ dư luận.

Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong chăn nuôi, huyện Phú Tân (An Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển đàn bò lai cao sản ở địa phương, góp phần giúp nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.