Mất Mùa Lúa Sau Phun Thuốc

Vụ đông xuân 2013-2014, nhiều hộ nông dân ở Kiên Giang đã mua cặp thuốc “9 trong 1” của Công ty TNHH Hóa nông Lúa Vàng (Công ty Lúa Vàng) về phun cho lúa, nhưng sau khi phun, lúa cứ lụi dần và không thể trổ bông…
Càng phun, bệnh càng nặng
Trong đơn gửi Báo NTNN, ông Nguyễn Văn Hào (ngụ thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) cho biết: Sau khi sạ giống IR50504 trên diện tích 9ha được khoảng 65 ngày, lúa bắt đầu trổ bông, ông Hào tiến hành phun cặp thuốc “9 trong 1” là CureGold, Physsan và thuốc Alga Complex - sản phẩm của Công ty Lúa Vàng để ngừa bệnh đạo ôn cổ bông. 10 ngày sau, ông tiếp tục phun 3 loại thuốc trên, nhưng sau đó vài ngày, ông phát hiện lúa bắt đầu bị gãy cổ bông, tỷ lệ khoảng 1%. Thấy vậy, ông tiếp tục phun cặp “9 trong 1” nhưng bệnh trên lúa không được cải thiện mà còn nặng hơn.
Ngày 16.3, trao đổi với phóng viên tại ruộng lúa, ông Hào bức xúc nói: “Rất nhiều diện tích lúa bị gãy cổ bông hoặc trổ giữa chừng rồi không trổ nữa, chỉ vì tin tưởng vào lời quảng cáo ghi trên bao bì thuốc mà vụ này gia đình tôi thất thu nặng. Mới đây, ngành chức năng đã đến xác minh và kết quả là có 2,46ha bị đạo ôn cổ bông tỷ lệ 54%; 3,5ha bị đạo ôn cổ bông 20%, diện tích còn lại bị khoảng 2%. Hiện, tôi vẫn đang chờ phía công ty trả lời”.
Ông Lê Đức Vinh ngụ ở ấp 8, xã Sơn Kiên (huyện Hòn Đất) có 2,8ha lúa Jasmine 85, cho biết thêm: “Lúa nhà tôi 45 ngày tuổi, chưa làm đòng nhưng bị bệnh cháy lá nên tôi đã phun thuốc CureGold với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì, sau đó lúa cứ lụi dần và thối gốc. Thấy vậy, tôi tiếp tục phun thuốc Rocksai Super của Công ty Lúa Vàng nhưng bệnh không những không giảm mà còn nặng thêm. Hiện, lúa của gia đình tôi đã bị thiệt hại khoảng 50%”.
Ông Vinh nói: “Tôi đã mời đại diện của Công ty Lúa Vàng đến kiểm tra xem do thuốc hay do người sử dụng thì họ đổ lỗi tôi dùng chung với thuốc của công ty khác. Theo tôi biết, Boom Plower thực chất là thuốc điều hòa sinh trưởng, hoàn toàn có thể kết hợp phun với các loại thuốc khác. Hơn nữa, 3,6ha còn lại của gia đình chưa phun thuốc “9 trong 1” mà chỉ sử dụng thuốc Boom Plower của công ty khác nhưng không hề bị tình trạng trên”.
Không phải lần đầu
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Vy Hiển - cán bộ Phòng Thanh tra (Chi cục BVTV tỉnh Kiên Giang) cho biết: “Trường hợp lúa của ông Hào bị thiệt hại nặng, vài ngày nữa tôi sẽ bàn với lãnh đạo và sẽ mời đại diện Công ty Lúa Vàng phối hợp kiểm tra, thỏa thuận với người dân nếu có thể”. Khi chúng tôi hỏi có trường hợp nào bị thiệt hại như ông Hào không thì ông Hiển nói: “Cũng có ít trường hợp”.
Trước đó, hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh cũng bị thiệt hại nặng nề do sử dụng thuốc của Công ty Lúa Vàng và đã nhờ lãnh đạo địa phương can thiệp.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên người dân gửi đơn khiếu nại, phản ánh về việc sử dụng thuốc “9 trong 1” không hiệu quả. Trước đó, hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh cũng bị thiệt hại nặng nề do sử dụng thuốc của Công ty Lúa Vàng và đã nhờ lãnh đạo địa phương can thiệp.
Để tìm hiểu rõ hơn nội dung đơn thư người dân phản ánh, chiều 15.3, phóng viên đến văn phòng đại diện của Công ty Lúa Vàng tại thị trấn Hòn Đất, nhưng nơi đây đã đóng cửa. Ngày 16.3, chúng tôi liên tục gọi điện cho ông Đỗ Hoàng Vinh - Phó Trưởng phòng Marketing của Công ty Lúa Vàng nhưng ông Vinh không nghe máy.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên tới bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của hiện tượng trên là do các vi sinh vật háo khí có hại hoạt động mạnh, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Oxy hòa tan có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng các loài cá nuôi

Nhiều người nuôi mặc dù rất cẩn thận trong việc lựa chọn con giống… nhưng tôm vẫn chết trong quá trình nuôi mà không hiểu rõ nguyên nhân vì sao. Và ông lý giải, vì thực tế họ không hiểu về sinh học và tập tính của con tôm cũng như việc hàm lượng oxy hòa tan tăng dần theo mật độ nuôi, đặc biệt rất cao trong nuôi thâm canh và siêu thâm canh

Theo Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ, trong Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong tháng 6 vừa rồi ở các tỉnh, TP khu vực Nam bộ đã phát hiện 6 mẫu tôm, cá thương phẩm nhiễm dư lượng Enrofloxacin.

Vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam thực hiện mô hình trồng thử nghiệm bốn giống lúa mới tại xã Mường Cang huyện Than Uyên trong đó: 03 giống lúa lai Nam ưu 603, Nam ưu 604, PAC 807 và giống lúa thuần KN 2, quy mô 1,7 ha

Cuối tháng 5/2012, sau gần 2 năm “vắng bóng”, dịch tai xanh ở lợn lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến ngày 14/6/2012, toàn tỉnh có 6 xã thuộc 2 huyện Hữu Lũng và Văn Quan có dịch.