Masan Đẩy Mạnh Kinh Doanh Bia Và Thức Ăn Gia Súc

Ngoài lĩnh vực hàng tiêu dùng, Tập đoàn Masan vừa tái cơ cấu và trực tiếp sở hữu cổ phần tại 2 doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ uống và thức ăn gia súc gồm Masan Brewery, Masan Agri.
Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) cho biết vừa thực hiện tái cơ cấu và hiện trực tiếp sở hữu vốn tại hai doanh nghiệp là Masan Brewery và Masan Agri. Trong đó, Masan Brewery đang nắm 100% vốn tại Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Phú Yên (Pybeco) với sản phẩm chính là bia Sư Tử Trắng.
Theo lộ trình, Masan đã làm việc với nhà máy bia để tu sửa toàn diện, chuẩn bị cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường. Hiện nhà máy Pybeco đạt công suất thiết kế 50 triệu lít mỗi năm và còn có thể mở rộng thêm.
Còn Masan Agri đang là cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần Việt – Pháp Sản xuất thức ăn gia súc (Proconco). Doanh nghiệp này từng là công ty cháu của Tập đoàn Masan, trực thuộc Masan Consumer. Hiện thời, Masan Agri còn được một công ty đầu tư quy mô toàn cầu có tên TPG sở hữu một phần vốn.
Tương tự như lĩnh vực đồ uống, Masan cho biết đang tin tưởng ngành chăn nuôi có nhiều cơ hội lớn. Thị trường này ước tính giá trị khoảng 6 tỷ USD, đồng thời tăng trưởng 7-9% mỗi năm. Theo báo cáo lợi nhuận của Masan, 6 tháng đầu năm, Proconco đạt doanh thu 6.749 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu thuần của toàn tập đoàn trong 6 tháng đầu năm đạt 6.839 tỷ đồng (trên 322 triệu USD), cao hơn 60,2% so với cùng kỳ 2013. Ngành hàng tiêu dùng cũng có tăng trưởng trên 33%, lên 5.694 tỷ đồng. Phần lớn các mảng kinh doanh cốt lõi như gia vị hay mì ăn liền đều tăng trưởng mạnh. Ngoài ra, mỏ Núi Pháo gia tăng quy mô cũng đóng góp thêm cho Masan Resources - công ty tài nguyên của tập đoàn - 1.145 tỷ đồng doanh thu.
Tính chung lợi nhuận thuần Masan trong 6 tháng đạt 558 tỷ đồng, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiền lãi vay và khấu hao của dự án Núi Pháo là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến lợi nhuận tập đoàn. Tập đoàn này cho biết thêm đang có dự trữ tiền mặt hơn 250 triệu USD để phục vụ cho các kế hoạch phát triển sau này.
Có thể bạn quan tâm

Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam chỉ đứng sau cá tra và tôm. Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt trên 400 triệu USD.

Sáng (22/9), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng tổ chức hội thảo Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam.

Hàng chục cây thốt nốt có tuổi đời trên 20 năm tuổi lần lượt bị nhóm thương lái thu mua ồ ạt ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang trong mấy ngày qua.

Giá gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam bộ đã tăng khoảng 4.000 đồng/kg sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm do tác động của thịt gà đông lạnh nhập khẩu.

Hiện nay toàn huyện Châu Thành có khoảng 79,5ha/695ha vườn chanh nhiễm các loại sâu bệnh, trong đó có 20ha vườn nhiễm bệnh ghẻ nham với tỷ lệ 5-10%, 40ha nhiễm bệnh vàng lá thối rễ với tỷ lệ nhiễm nhẹ từ 5-10% và bệnh ghẻ loét với diện tích là 19,5ha.