Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mánh Khóe Bơm Nước Vào Ruộng Lúa Để Tăng Trọng Lượng - Lợi Bất Cập Hại

Mánh Khóe Bơm Nước Vào Ruộng Lúa Để Tăng Trọng Lượng - Lợi Bất Cập Hại
Ngày đăng: 05/04/2014

Thương lái ở nhiều nơi phản ánh, thời gian gần đây để tăng trọng lượng lúa khi bán, một số nông dân đã dùng biện pháp bơm nước vào ruộng trước khi thu hoạch. Việc làm này lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy...

Vụ đông xuân 2013-2014, thương lái Trần Văn Hiệp ở thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) cho biết, mỗi ngày anh thu mua hơn 200 tấn lúa để cung cấp cho các công ty lương thực.

Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề mua bán lúa, việc ông Hiệp trăn trở nhất hiện nay là tình trạng một số nông dân đã tìm cách bơm nước vào ruộng trước khi bán lúa. Theo ông Hiệp, việc làm này chỉ mang lợi ích nhất thời cho chủ lúa, nhưng lâu dài sẽ gây thiệt hại cho nhiều nông dân trồng lúa và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hạt gạo ở nước ta.

Hiện nay, hầu hết những thương lái như ông Hiệp đều thu mua lúa tươi tại đồng. Để thu mua được lúa, đến mùa thu hoạch thương lái nhờ các “cò lúa” địa phương đến ruộng xem lúa, đưa tiền cọc trước cho nông dân và hẹn ngày đến cân lúa. Từ khi đặt tiền cọc đến ngày thương lái cân lúa thường được thỏa thuận và ấn định cụ thể trước từ 7-10 ngày. Do biết được ngày giao lúa cụ thể nên nhiều nông dân đã “mánh khóe” bằng việc bơm nước vào ruộng lúa trước khi thu hoạch để tăng trọng lượng.

Ông Trần Văn Hiệp cho hay: “Khi cò lúa và nông dân thống nhất giá, đặt tiền cọc và hẹn ngày cân lúa. Trước ngày cắt lúa nông dân bơm nước vô ruộng ngập chân lúa rồi xả nước ra liền. Cây lúa đang khô nên gặp nước hút rất mạnh và hạt lúa cũng sẽ hút nước theo. Ước tính, việc bơm nước như thế có thể làm tăng khoảng 5% trọng lượng lúa của họ. Trung bình mỗi ha lúa, tăng thêm từ 350 - 500kg lúa”.

Theo ông Hiệp, việc làm này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác sau đó. Cụ thể, khi thương lái mua trúng lúa bị bơm nước, xay lúa thành gạo sẽ mất nhiều, hạt gạo dễ bị gãy, dẫn đến mất giá trị.

Ông Hiệp bộc bạch: “Thương lái chúng tôi biết chuyện một số nông dân bơm nước vào ruộng trước khi bán. Do đó, khi thu mua những vùng xảy ra hiện tượng bơm nước, lúc nào chúng tôi cũng mua giá thấp hơn những chỗ khác để bù lại lượng lúa bị thất thoát. Nông dân mình chưa suy nghĩ sâu sắc vấn đề, nếu tình trạng này xảy ra kéo dài thì uy tín hạt gạo nước mình bị giảm. Gạo của mình xấu thì giá xuất khẩu sao cao được”.

Bà Đặng Thị Tám - thương lái có 23 năm kinh nghiệm trong nghề thu mua lúa ở ấp Tân Thạnh, xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò cũng có cùng nhận định, nếu tình trạng bơm nước vào ruộng trước khi thu hoạch tiếp tục xảy ra, có thể nhiều thương lái như bà sẽ gặp khó. Khi thương lái gặp khó thì nông dân cũng gặp khó theo.

Bà Tám nói: “20kg lúa tươi đẹp thì xay ra được 14kg gạo, trong đó tỷ lệ gạo tốt chiếm khoảng 10kg. Nhưng bị bơm nước rồi xay ra tỷ lệ chỉ còn 13,5kg gạo thôi, trong đó gạo tốt chỉ còn khoảng 7kg. Bị rớt tỷ lệ và gạo gãy nhiều như thế nên thương lái bị thất thu. Đợt sau thương lái chúng tôi vô mua lúa ở vùng có hiện tượng bơm nước thế nào cũng đè giá xuống. Nông dân làm như thế là tự mình hại mình...”.

Theo bà Tám, mới đây ở nơi địa phương bà đã xuất hiện tình trạng nông dân bơm nước vào ruộng để làm tăng trọng lượng lúa trước khi thu hoạch. Mặc dù đã đặt cọc mua lúa của những người này, nhưng do không thể bằng lòng với “mánh khóe” này nên bà từ chối thu mua lúa của họ.

Bà Đặng Thị Tám nói: “Tôi đặt cọc 20 triệu đồng để mua khoảng hơn 70 tấn lúa của một số hộ dân ở địa phương. Thời điểm đó, giá lúa đang hạ tôi cũng chấp nhận mua, vì mình làm ăn phải giữ uy tín. Nhưng khi phát hiện lúa bị bơm nước vào ruộng, tôi không đồng ý mua. Gần đây tôi có nghe anh em thương lái nói về tình trạng nông dân bơm nước vào ruộng trước khi thu hoạch nhưng giờ tôi mới thấy...”.

Vì muốn tăng thêm trọng lượng lúa mà một số nông dân đã dùng biện pháp bơm nước vào ruộng trước khi thu hoạch. Mong rằng, thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ có những khuyến cáo để người trồng lúa nâng cao ý thức vì nếu tiếp tục xảy ra tình trạng này, thì hạt gạo Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng, cuộc sống người trồng lúa sẽ gặp khó khăn.


Có thể bạn quan tâm

Cơn sốt cam non Cơn sốt cam non

Thời gian gần đây, một số vựa thu mua trái cây ở huyện Châu Thành lại “bổ sung” thêm mặt hàng thu mua tại vựa đó là thu mua cam non.

18/05/2015
Hải Lộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa Hải Lộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lộc (Hải Hậu) có những chuyển biến tích cực, trong đó đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, tại Hải Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

18/05/2015
Tạo bước đột phá trong phát triển chăn nuôi Tạo bước đột phá trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.

18/05/2015
Hạ Hòa thực hiện nhiều mô hình lúa thuần chất lượng cao Hạ Hòa thực hiện nhiều mô hình lúa thuần chất lượng cao

Vụ xuân năm 2015, huyện Hạ Hòa triển khai nhiều mô hình lúa thuần chất lượng cao. Trong đó giống lúa J02 tại xã Minh Hạc và Hiền Lương, giống lúa Thiên ưu 8 tại xã Động Lâm và Hương Xạ với diện tích 15ha/xã. Đây là các giống lúa thuần có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, dễ canh tác, cho năng suất cao và giá thành cao.

18/05/2015
Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến tháng 5/2015, đã có 36/63 tỉnh, thành phố ban hành đề án hoặc kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương và tổ chức triển khai trong thực tiễn.

18/05/2015