Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Măng Tây Được Giá, Năng Suất Cao

Măng Tây Được Giá, Năng Suất Cao
Ngày đăng: 02/07/2012

Gần đây, một số hộ dân ở TP. Bạc Liêu đã tiến hành trồng thử nghiệm cây măng tây. Kết quả cho thấy, măng có năng suất cao, lại được giá, đầu ra ổn định.

Cách đây 2 năm, Công ty Hưng Lợi đã triển khai mô hình trồng thử nghiệm giống măng tây xanh trên 6ha đất giồng cát cho 50 hộ ở xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu), theo hình thức cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm với giá ổn định, măng loại I là 50.000 đồng/kg, loại II là 30.000 đồng/kg. 

Loại măng này sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 5 – 6 tháng trồng đã cho thu hoạch quanh năm (một năm chỉ ngừng khoảng 1 – 2 tháng để dưỡng cây). Theo tính toán của nông dân, 1 ha măng tây xanh cho thu từ 400 – 450 triệu đồng/năm cao hơn 10 lần các loại rau màu khác.

Anh Sơn Huynh ở ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành trồng 2 công (2.000m2) măng tây xanh cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Anh Huynh cho biết: “Măng tây dễ trồng, chăm sóc, bón phân như những loại hoa màu khác, lại ít sâu bệnh. Măng tây trồng 6 tháng là cho thu hoạch lứa đầu tiên. Mỗi công măng tây cần 1.000 cây giống, với giá 2.500 đồng/cây do công ty cung cấp. Tiền giống được công ty cho nông dân trả chậm bằng cách trích 10% tiền bán măng mỗi đợt cho công ty.

Chỉ tốn giống 1 lần nhưng măng tây có thể thu hoạch đến 6 năm. Mỗi ngày, 1 công măng tây thu hoạch được từ 8 – 10kg, mỗi năm thu hoạch từ 8 – 9 tháng tuỳ thuộc công chăm sóc. Tính trung bình, măng tây thu trên 50 triệu đồng/năm/công, trong khi chi phí đầu tư chỉ khoảng 5 – 7 triệu đồng (năm đầu) những năm sau, người trồng chỉ tốn phân bón, công chăm sóc”.

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây xanh là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây xã Hiệp Thành với 12 thành viên trên diện tích trồng 3,4ha. Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.

Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Kiểm Soát Việc Nuôi Chồn Nhung Đen Tăng Cường Kiểm Soát Việc Nuôi Chồn Nhung Đen

Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.

19/12/2012
Người Nông Dân Giàu Lòng Nhân Ái Người Nông Dân Giàu Lòng Nhân Ái

Ông Bùi Văn Viên, ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải không chỉ được người dân trong vùng biết đến với tính cần cù, làm kinh tế giỏi, mà còn nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể ở địa phương và tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

30/07/2013
Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định) Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định)

Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

20/12/2012
Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

30/07/2013
“Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng “Mùa Vàng” Với Người Trồng Sắn Sóc Trăng

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!

21/12/2012