Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Măng Tây Dễ Trồng, Thu Nhập Cao

Măng Tây Dễ Trồng, Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 27/09/2014

Măng tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại thu nhập cao cho người nông dân (thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ha/tháng) nên đang được nhiều nơi đẩy mạnh trồng.

Là cây ưa sáng, măng tây rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6 - 7 là tốt nhất. Sau 2 - 3 tháng ươm giống và 4 - 6 tháng trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình 8 -10kg/1.000m2/ngày (năng suất sẽ tăng dần theo thời gian).

Măng tây phù hợp các loại đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất pha cát nhẹ, không bị phèn, thoát nước tốt, tầng canh tác dày 40 - 50cm. Đất cần cày bừa kỹ, phun thuốc diệt mầm bệnh, san phẳng, lên liếp rộng 100cm, cao 30cm, phơi nắng 25 - 30 ngày trước khi trồng.

Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây phát triển tốt từ 15 - 30 độ C, do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm là: Gieo cuối tháng 8 - 9 để trồng tháng 2 - 3 và gieo cuối tháng 2 - 4 để trồng từ tháng 4 - 6.

Bón lót: Trên mặt liếp dùng cuốc đào một rãnh dọc theo chiều dài mảnh đất trồng, rộng 50cm, sâu 25cm. Hoặc đào hố kích thước 40 - 40cm, cách nhau 45 - 50cm, đảo đều phân với đất với lượng 12 - 15 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp Trichoderma, 150kg NPK, 1.200 – 1.500kg vôi cho 1ha đất trồng, sau đó rạch bịch nylon để trồng cây con vào.

Bón thúc: Thời gian chăm sóc chưa thu hoạch được chia làm 4 - 6 lần bón thúc. Lần đầu sau trồng 15 - 20 ngày, sau đó cứ cách mỗi tháng bón 1 lần với lượng phân cho 1ha là 150kg NPK 16-16-8, kết hợp vun gốc sau mỗi lần bón để bảo vệ cổ rễ. Trước khi vào thời kỳ thu hoạch măng (khoảng 120 ngày sau trồng) bón thêm 15 - 20 tấn phân chuồng + 200kg NPK 15-15-15/ha nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mẹ đẻ nhiều măng.

Sau khi thu hoạch khoảng 3,5 tháng, cắt tỉa bớt cây mẹ già, chỉ giữ lại những cây khỏe và tiếp tục bón thúc bổ sung thêm phân chuồng, phân NPK, WEHG, Nitrophotka để kích thích cây tiếp tục sinh trưởng và cho nhiều chồi măng năng suất chất lượng hơn.

Lưu ý, nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng. Bởi thế thường xuyên cung cấp đủ nước sạch để đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60 - 70%. Có thể tưới phun, tưới nhỏ giọt hoặc tưới rãnh ngày 2 lần vào mùa nắng, 1 - 2 ngày/lần vào mùa mưa.

Nên tưới vào buổi sáng sau khi thu măng xong và buổi chiều trước 17 giờ để khỏi làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú. Vào mùa nắng cần giữ ẩm bằng cách phủ rơm rạ hoặc sơ dừa, tro trấu. lục bình… mùa mưa cần làm rãnh thoát nước tốt, tuyệt đối không để măng bị ngập úng.


Có thể bạn quan tâm

Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau màu Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau màu

Không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò và sự cần thiết của phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng theo thời gian những mặt tiêu cực của loại phân này đối với môi trường và sức khỏe con người ngày càng bộc lộ rõ.

09/10/2015
Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha

Nưa là một loài cây thân thảo, cho củ, được trồng ở những vùng có nhiều giồng cát. Bà con nông dân trồng nưa lấy củ chế biến thành bột để làm các loại bánh, làm miến và sử dụng trong công nghiệp làm hồ vải.

09/10/2015
Thu lợi lớn từ các cây trồng mới Thu lợi lớn từ các cây trồng mới

Địa bàn xã Nghĩa Thắng (Nghĩa Hưng - Nam Định) ở nơi cửa sông, giáp biển, kề bên những ao cá, đầm tôm là những đồng bãi xanh ngút ngàn màu mỡ phù sa.

09/10/2015
Niềm vui trúng mùa, được giá Niềm vui trúng mùa, được giá

Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào vụ mía mới 2015 - 2016 trong niềm vui được mùa, được giá. Hiện thương lái thu mua mía nguyên liệu tại ruộng với giá 950 - 1.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 200 đồng/kg. Đây là mức giá đảm bảo cho người trồng mía có lãi…

09/10/2015
Loay hoay phát triển vành đai rau an toàn Loay hoay phát triển vành đai rau an toàn

Huyện Thường Tín (TP Hà Nội) được biết đến với những vùng sản xuất rau xanh nổi tiếng như Thư Phú, Tân Minh, Nguyễn Trãi, Hà Hồi… đem lại hiệu quả kinh tế cao.

09/10/2015