Măng Tây Dễ Trồng, Thu Nhập Cao

Măng tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại thu nhập cao cho người nông dân (thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ha/tháng) nên đang được nhiều nơi đẩy mạnh trồng.
Là cây ưa sáng, măng tây rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6 - 7 là tốt nhất. Sau 2 - 3 tháng ươm giống và 4 - 6 tháng trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình 8 -10kg/1.000m2/ngày (năng suất sẽ tăng dần theo thời gian).
Măng tây phù hợp các loại đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất pha cát nhẹ, không bị phèn, thoát nước tốt, tầng canh tác dày 40 - 50cm. Đất cần cày bừa kỹ, phun thuốc diệt mầm bệnh, san phẳng, lên liếp rộng 100cm, cao 30cm, phơi nắng 25 - 30 ngày trước khi trồng.
Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây phát triển tốt từ 15 - 30 độ C, do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm là: Gieo cuối tháng 8 - 9 để trồng tháng 2 - 3 và gieo cuối tháng 2 - 4 để trồng từ tháng 4 - 6.
Bón lót: Trên mặt liếp dùng cuốc đào một rãnh dọc theo chiều dài mảnh đất trồng, rộng 50cm, sâu 25cm. Hoặc đào hố kích thước 40 - 40cm, cách nhau 45 - 50cm, đảo đều phân với đất với lượng 12 - 15 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp Trichoderma, 150kg NPK, 1.200 – 1.500kg vôi cho 1ha đất trồng, sau đó rạch bịch nylon để trồng cây con vào.
Bón thúc: Thời gian chăm sóc chưa thu hoạch được chia làm 4 - 6 lần bón thúc. Lần đầu sau trồng 15 - 20 ngày, sau đó cứ cách mỗi tháng bón 1 lần với lượng phân cho 1ha là 150kg NPK 16-16-8, kết hợp vun gốc sau mỗi lần bón để bảo vệ cổ rễ. Trước khi vào thời kỳ thu hoạch măng (khoảng 120 ngày sau trồng) bón thêm 15 - 20 tấn phân chuồng + 200kg NPK 15-15-15/ha nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mẹ đẻ nhiều măng.
Sau khi thu hoạch khoảng 3,5 tháng, cắt tỉa bớt cây mẹ già, chỉ giữ lại những cây khỏe và tiếp tục bón thúc bổ sung thêm phân chuồng, phân NPK, WEHG, Nitrophotka để kích thích cây tiếp tục sinh trưởng và cho nhiều chồi măng năng suất chất lượng hơn.
Lưu ý, nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng. Bởi thế thường xuyên cung cấp đủ nước sạch để đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60 - 70%. Có thể tưới phun, tưới nhỏ giọt hoặc tưới rãnh ngày 2 lần vào mùa nắng, 1 - 2 ngày/lần vào mùa mưa.
Nên tưới vào buổi sáng sau khi thu măng xong và buổi chiều trước 17 giờ để khỏi làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú. Vào mùa nắng cần giữ ẩm bằng cách phủ rơm rạ hoặc sơ dừa, tro trấu. lục bình… mùa mưa cần làm rãnh thoát nước tốt, tuyệt đối không để măng bị ngập úng.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua nhiều hộ dân chủ động chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.

suất lúa được đánh giá cao nhất từ trước đến nay. Hiện tại, nông dân Quảng Nam đang thu hoạch hơn 20% diện tích, với năng suất bình quân ước đạt từ 55 đến 65 tạ/ha, cao hơn vụ Đông Xuân 2012-2013. Có nơi năng suất đạt 70 đến 80 tạ/ha. Theo nhận xét của nhiều nông dân, đây là vụ Đông Xuân đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu mùa đông lạnh, khô ở phía Bắc và nóng ẩm quanh năm ở phía Nam, Quảng Trị có khí hậu khắc nghiệt biến động mạnh theo mùa nhưng lại được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào do độ cao mặt trời và độ dài ban ngày quyết định.

Hiện nay, huyện Chợ Gạo đã trồng được trên 1.450 ha ca cao, trong đó diện tích đang cho trái đạt 1.270 ha. Mỗi năm, địa phương đạt sản lượng ca cao thu hoạch được khoảng 2.440 tấn, với giá bán dao động từ 3.500 - 4.200 đồng/kg đối với trái tươi và 38.000 - 42.000 đồng/kg đối với hạt khô.

Với diện tích hơn 19 ngàn ha, doanh thu đạt hơn 20 ngàn đôla mỗi năm, thanh long là loại cây trồng đang mang lại nguồn thu nhập rất lớn và ổn định cho người dân, là một trong những cây trồng chủ lực và có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Bình Thuận.