Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mang gà đồi, lợn cắp nách… hội nhập TPP?

Mang gà đồi, lợn cắp nách… hội nhập TPP?
Ngày đăng: 11/09/2015

VEPR cho rằng, trước sức ép cạnh tranh từ TPP, AEC, Việt Nam nên ưu tiên các sản phẩm mang tính đặc sản như gà đồi, lợn mán, lợn cắp nách....

Với đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, lệ thuộc nhập khẩu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, liên kết lỏng thẻo dẫn tới năng suất thấp, thức cạnh tranh yếu, bất lợi thế thương mại, ngành chăn nuôi được đánh giá là một trong những ngành chịu tác động mạnh khi Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do TPP, AEC.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chỉ ra rằng sản xuất trong nước có xu hướng bị thu hẹp do cạnh tranh đến từ các nước TPP, đặc biệt là ngành thịt.

Theo đó, thịt đông lạnh sẽ phát triển do yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của người dùng ngày một tăng lên, thịt nóng ngoài chợ sẽ không đáp ứng được điều này.

Đồng thời, người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu sẽ được hưởng lợi trong khi người sản xuất, nhà nhập khẩu lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài.

"Sau TPP, dòng thương mại có xu hướng thay đổi theo mức cắt giảm thuế quan, chuyển sang nhập khẩu sữa bột từ NewZealand, trâu bò sống từ Úc và các sản phẩm thịt từ Mỹ", báo cáo của VEPR nêu rõ.

Do đó, VEPR đề xuất những các biện pháp khắc phục tồn tại kể trên như:

Thứ nhất, ưu tiên vào các phân ngành không phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ hàng ngoại nhập do thói quen dùng như thịt tươi hơn đông lạnh hoặc các sản phẩm mang tính đặc sản như gà thả đồi, lợn mán, lợn cắp nách…

Thứ hai, nếu áp dụng các biện pháp tạm thời như lộ trình cắt giảm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan thì không nên duy trì quá lâu vì đi ngược cơ chế thị trường và xu hướng thương mại hoá toàn cầu.

Thứ ba, với các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, quan trọng nhất là sự tự do hóa của các yếu tố sản xuất cơ bản, cho người lao động và đất đai cót hể chuyển đổi giúp hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang quy mô lớn hơn và ngành nghề khác.

Thứ tư, về lao động lợi thế là giá rẻ nhưng xu hương sẽ thay đổi do nhu cầu tăng lên, đồng thời lao động phổ thông cũng thay đổi nhất định, nhu cầu lao động có kỹ năng cao rất lớn.

Thứ năm, về đất, khuyến nghị giảm diện tích trồng lúa chuyển sang trồng cây chăn nuôi để hỗ trợ.

Thứ sáu, về chuỗi sản xuất, liên kết chuỗi cả ngang và dọc chính sách đã có nhưng còn nhiều khó khăn trong thực thi và đảm bảo đầu ra cho doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn nên cần tháo gỡ.

Thứ bảy, về vấn đề thị trường, doanh nghiệp phải tự chủ nhiều cần chương trình phối hợp cấp quốc gia khuyến khích tiêu dùng nội địa. Hỗ trợ tăng cường minh bạch thông tin thị trường, đề xuất có quy chuẩn về truy xuất nguồn gốc đầy đủ thông tin về sản phẩm, thành phần, ngành sản xuất, vùng nuôi, trại trồng…

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR 

Trước những thách thức lớn mà ngành chăn nuôi phải đối mặt, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho biết, việc khắc phục đến từ nhiều phía và đồi hỏi chất lượng phải nâng cao trong khi cấu trúc thị trường chăn nuôi hiện nay vẫn nhỏ lẻ, hộ gia đình là chính nên quy mô manh mún, cùng lúc doanh nghiệp tham gia trong ngành cũng non trẻ.

Ngoài ra, chính quy mô nhỏ và bị chi phối bởi doanh nghiệp nước ngoài nên phản ứng chậm, sức cạnh tranh kém, chưa kể sức ép về đất đai còn manh mún cũng là khó khăn lớn.

Ông Thành nhận xét, cấu trúc ngành chăn nuôi đầu vào không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các dn nước ngoài như Trung Quốc hay Thái Lan. Đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu và chỉ tiêu thụ trong nước nhưng sắp tới sẽ phải cạnh tranh nhiều với hàng nhập khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Cao Từ Trồng Rau Gia Vị Thu Nhập Cao Từ Trồng Rau Gia Vị

Từ nhiều năm nay, xã Tân Minh, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã nổi tiếng là vùng trồng rau gia vị của TP. Bằng sự cần cù lao động, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), người dân ở đây đã từng bước nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

02/04/2013
Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre Nuôi Heo Rừng Ở Bến Tre

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở các tỉnh, thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng diện tích đất vườn cạnh nhà, xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng. Trung bình, heo rừng giống đạt trên dưới 10kg có thể xuất bán trên 2,5 triệu đồng/con.

14/06/2013
Nuôi Tôm Trên Cát Giải Pháp Để Khôi Phục Sản Xuất Trong Mùa Vụ Mới Ở Quảng Bình Nuôi Tôm Trên Cát Giải Pháp Để Khôi Phục Sản Xuất Trong Mùa Vụ Mới Ở Quảng Bình

Đến thời điểm này, tuy đã gần bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2013 nhưng không khí vào vụ tôm mới ở các hộ nuôi cũng như doanh nghiệp nuôi tôm trên cát ở tỉnh Quảng Bình khá buồn tẻ. Bên cạnh việc thiếu vốn sản xuất, vấn đề dịch bệnh tôm nuôi cũng làm cho người nuôi rất lo lắng nên dẫn đến việc các cơ sở đang treo ao...

04/04/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Lợn Nái Ngoại Ở Xã Miền Núi Hiệu Quả Từ Mô Hình Trang Trại Nuôi Lợn Nái Ngoại Ở Xã Miền Núi

Đó là mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Dung ở xóm Bún 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Sau 9 năm thực hiện, mô hình này đã đạt hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

14/06/2013
Phát Triển Bò Sữa Kỳ Vọng Bò Sữa Công Nghệ Cao Phát Triển Bò Sữa Kỳ Vọng Bò Sữa Công Nghệ Cao

Không chỉ có đàn bò sữa lớn nhất nước, TP.HCM còn là nơi đi đầu nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT để nhân nhanh đàn bò, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng về sữa chất lượng cao của hàng chục triệu người tiêu dùng…

05/04/2013