Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ma Trận Hoa Quả Nhập Khẩu

Ma Trận Hoa Quả Nhập Khẩu
Ngày đăng: 30/08/2014

Bảy tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 58,3% lượng táo từ Trung Quốc, 41,7% lượng táo từ Mỹ, Úc, New Zealand là thông tin Cục bảo vệ thực vật vừa đưa ra.

Chỉ là tin thất thiệt

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho hay, thông tin từ đầu năm 2014 đến nay Việt Nam chưa nhập khẩu lô táo nào từ Úc, New Zealand là không chính xác. Ông Hồng khẳng định, Cục không có số liệu đó và không ai phát ngôn như một số báo đã nêu.

Không dễ phân biệt xuất xứ hoa quả.  

Theo số liệu của Cục bảo vệ thực vật, tính đến tháng 7/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 38.584 tấn táo tươi từ nhiều nước thông qua cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất và đường biên giới giáp Trung Quốc. Trong đó, lượng táo nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand là 16.086 tấn (chiếm 41,7%), lượng táo nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đa số với 22.498 tấn (chiếm 58,3%). Ngoài ra, còn một lượng táo nhỏ được nhập khẩu từ Canada và các nước EU.

Ông Hồng cho biết thêm, ngoài mặt hàng táo được tiêu thụ lượng lớn mỗi năm, Việt Nam còn nhập khẩu các loại hoa quả khác như: nho, cherry, việt quất, kiwi… từ thị trường Mỹ, New Zealand. Ví dụ như nho, Mỹ là nguồn chính cung cấp nho cho Việt Nam, chiếm tới 80% thị trường, nho Trung Quốc 20%.

Lại khuyên người tiêu dùng thông minh

Giải pháp nào để điều chỉnh thị trường nhập ngoại hoa quả từ Trung Quốc? Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng nói, người tiêu dùng ngày càng thông minh sẽ biết lựa chọn sản phẩm tốt, chất lượng và dần dần điều tiết thị trường.

Ông khuyên người tiêu dùng nên lựa chọn các cửa hàng lớn, siêu thị và khi mua chú ý xem xét tem nhãn vì ở đó nguồn gốc hoa quả được các cơ quan chức năng kiểm duyệt thường xuyên. Ngoài ra, ông Hồng khuyên người tiêu dùng bằng kinh nghiệm nội trợ để nhận biết, ví như táo Trung Quốc quả tròn, ăn nhạt, bở còn táo Mỹ và các nước khác ăn giòn, vị ngọt đậm đà, có mùi thơm đặc trưng và quả dáng cao dài hơn.

Lý giải vì sao ở các siêu thị, nhiều loại táo nhập khẩu châu Âu lại có giá mềm chỉ từ 60-90.000 đồng/kg, ông Hồng cho hay, có thể, khi mặt hàng đó không còn được tươi ngon, gần hết hạn sử dụng, siêu thị bán giảm giá?

Theo ông Hồng, có sự chênh lệch giá giữa các loại táo là do giống và chất lượng quả. Hơn nữa, táo nhập từ các nước Mỹ, New Zealand ngoài chất lượng ngon hơn hẳn táo Trung Quốc thì phí vận chuyển và thuế cao hơn cũng đội giá lên rất nhiều.

Nói về quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu, ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, các đơn vị đang có nhiều giải pháp để kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu như: Tổ chức các đoàn kiểm tra đến tận nơi sản xuất của các nước, lấy mẫu kiểm nghiệm lại cửa khẩu, kiểm tra khi hàng về tiêu thụ ở địa phương…

Theo ông Hào, điều đáng nói, khi hàng đến cửa khẩu các đơn vị sẽ lấy mẫu kiểm tra tỷ lệ lấy mẫu hàng nhập khẩu cho phép hiện nay là 1% (hàng trong nước 5-10%) sau đó mới được đem đi kiểm định. Tuy nhiên, thời gian kiểm định phải mất nhiều ngày mới ra kết quả.

Trong quá trình mẫu kiểm nghiệm đang được xử lý ở phòng kiểm nghiệm, số hàng trên đã được đưa vào trong nước tiêu thụ. Nếu lô hàng trước kiểm nghiệm phát hiện mặt hàng nào có vấn đề, những lô hàng sau phải để lại không được qua cửa khẩu. Ông Hào thông tin, đối với sản phẩm hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng có đôi lần các đơn vị phát hiện tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Tế Trang Trại Ở Sóc Trăng Khởi Sắc Kinh Tế Trang Trại Ở Sóc Trăng Khởi Sắc

Với chức năng của tổ chức nghề nghiệp, tham mưu cho tỉnh và phối hợp với ngành nông nghiệp vận động nông dân phát triển kinh tế vườn, những năm gần đây, Hội Làm vườn (HLV) Sóc Trăng dành nhiều ưu tiên cho kinh tế trang trại nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương

03/04/2011
Phương Pháp Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh Phương Pháp Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh

Tập trung nuôi tôm trong vụ chính,bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.Vụ phụ mùa mưa hạn chế tối đa việc thả nuôi hoặc chuỵển sang nuôi các lòai thủy sản khác như cá rô phi,cá điêu hồng

18/05/2011
Thử Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng Rau Ở Hà Nội Thử Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng Rau Ở Hà Nội

Trước đó, ngày 21/3, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã tiến hành thử nghiệm thuốc kích thích tăng trưởng trên 1.000m2 rau cải ở Quảng Ngãi. Chiều 24/3, tại TP.HCM cũng bắt đầu đợt phun thuốc trên rau cải.

14/07/2012
Hải Lạng (Quảng Ninh): Hắt Hiu “Mùa Tôm Chín” Hải Lạng (Quảng Ninh): Hắt Hiu “Mùa Tôm Chín”

Người nuôi tôm, đặc biệt là nuôi theo hình thức quảng canh ở Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) vẫn nói với nhau đây là nghề “đánh bạc với trời”. Bão gió, thiên tai, dịch bệnh luôn rình rập đe doạ đến kế sinh nhai của các chủ đầm

21/06/2012
Ngư Dân Bình Định Trúng “Lộc Biển” Ngư Dân Bình Định Trúng “Lộc Biển”

Từ giữa tháng 10.2011 đến nay, ngư dân Bình Định liên tục trúng mùa cá biển, trong đó trúng đậm nhất là cá nục gai. Theo các ngư dân, mỗi chuyến biển từ 1 - 2 ngày, bình quân mỗi tàu thuyền có thu nhập từ 12 - 40 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì mỗi thuyền còn lãi từ 4 - 25 triệu đồng

30/10/2011