Mạ Non Héo Từng Chòm

Hiện nay, có nhiều ô mạ non ở các địa phương miền Bắc bị héo từng chòm khiến bà con nông dân lo lắng.
Mạ đang ở giai đoạn từ 2,5 - 4 lá và bùn gieo vẫn giữ độ ẩm bình thường, nhưng có biểu hiện héo từng chòm và loang rộng nhanh. Kiểm tra không thấy các loại rầy, rệp và vết bệnh do vi sinh vật gây hại. Tuy nhiên, nhổ lên thấy bộ rễ đen và kém phát triển.
Nguyên nhân: Do thời gian sau gieo thời tiết luôn diễn biến nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm và ẩm độ không khí luôn cao. Nền gieo, chất lượng bùn và đảo trộn không đồng đều.
Biện pháp khắc phục: Mở nylon che úm vào ban ngày có thời tiết ấm. Khẩn trương chuyển ngay ô mạ đó ra giữa ruộng định cấy. Tạo nền bùn mới rồi nhấc cả ô mạ đó đặt vào, quây úm nylon và điều chỉnh nhiệt như ban đầu. Dùng chế phẩm siêu ra rễ (HPC - 97R) loại 15 gr pha ở tỷ lệ 1/2 gói với 6 lít nước, phun đẫm đều cho 50 m2 mạ; phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với những rủi ro trong nghề nuôi tôm trên cát ven biển, người dân còn gặp khó khăn khi "loay hoay" tìm đầu ra ổn định cho con tôm…
Những ngày qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có chiều hướng tăng, người nuôi phấn khởi vì có thể thu được lãi khá. Hiện tại, cá điêu hồng thương phẩm loại 1 có giá 34.000 - 35.000 đồng/kg; loại 2 - 3 khoảng 24.000 - 25.000 đồng/kg.

Theo Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III), hiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên bất ổn, một số nơi xuất hiện tảo độc.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết: Địa phương đã hoàn thành giao mốc 20/20 công trình nuôi tôm trên địa bàn.

Được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương), DNTN Trang Thủy (KCN An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) vừa đầu tư hệ thống băng chuyền cấp đông IQF 500 vào quy trình chế biến thủy sản xuất khẩu