Mạ Non Héo Từng Chòm

Hiện nay, có nhiều ô mạ non ở các địa phương miền Bắc bị héo từng chòm khiến bà con nông dân lo lắng.
Mạ đang ở giai đoạn từ 2,5 - 4 lá và bùn gieo vẫn giữ độ ẩm bình thường, nhưng có biểu hiện héo từng chòm và loang rộng nhanh. Kiểm tra không thấy các loại rầy, rệp và vết bệnh do vi sinh vật gây hại. Tuy nhiên, nhổ lên thấy bộ rễ đen và kém phát triển.
Nguyên nhân: Do thời gian sau gieo thời tiết luôn diễn biến nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm và ẩm độ không khí luôn cao. Nền gieo, chất lượng bùn và đảo trộn không đồng đều.
Biện pháp khắc phục: Mở nylon che úm vào ban ngày có thời tiết ấm. Khẩn trương chuyển ngay ô mạ đó ra giữa ruộng định cấy. Tạo nền bùn mới rồi nhấc cả ô mạ đó đặt vào, quây úm nylon và điều chỉnh nhiệt như ban đầu. Dùng chế phẩm siêu ra rễ (HPC - 97R) loại 15 gr pha ở tỷ lệ 1/2 gói với 6 lít nước, phun đẫm đều cho 50 m2 mạ; phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 1 - 2 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhờ phát triển diện tích cây màu mà đời sống của người dân xã Hồng Minh (Hưng Hà - Thái Bình) được nâng lên rõ rệt. Trong đó, phải kể đến những giá trị và hiệu quả mà cây đậu tương mang lại cho vùng đất này.

Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.

Vụ Hè Thu 2015, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, nông dân xã Cát Tài (Phù Cát) tiếp tục thực hiện mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phụng với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích 30 ha, bằng giống đậu L14; Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tất Thắng (ở tỉnh Đắk Nông) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đối chứng giữa nông dân thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” và nông dân sản xuất theo tập quán thông thường, tính trung bình qua 3 vụ sản xuất, nông dân tham gia mô hình “Cánh đồng lớn” giảm 11,2% chi phí phân bón; giảm gần 10% chi phí canh tác (làm đất, bơm nước, giặm lúa, thu hoạch) và giảm 5,9% tổng chi phí nên tổng thu nhập tăng 8,2%, lợi nhuận tăng 35,2%.
Nhà nông Trịnh Văn Tùng (thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, Đơn Dương, Lâm Đồng) chọn biện pháp sản xuất đa canh nhiều loại rau khác trên đất trồng cây cà chua truyền thống, tạo ra chuỗi giá trị nông phẩm thông thương đầu vào - đầu ra...