Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lưu Ý Khi Trồng Rau Sạch

Lưu Ý Khi Trồng Rau Sạch
Ngày đăng: 30/06/2012

Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách và hợp lý. Việc bón phân hợp lý sẽ làm tăng năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế theo đó cũng tăng lên.

Khi đó hiệu quả sử dụng phân bón sẽ đạt mức tối ưu. Còn nếu lạm dụng phân bón, không những gây lãng phí, không phát huy được tác dụng của phân mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng và môi trường sinh thái, tăng sâu bệnh dịch hại cho rau.

Kỹ thuật bón phân cho rau sạch tuyệt đối chú ý không dùng phân hữu cơ tươi để bón hoặc tưới cho rau, chỉ bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, có xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Tuyệt đối không dùng nước sinh hoạt chưa được xử lý để tưới lên cây rau. Cũng không dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong rác thải thường có chứa hoặc tiềm ẩn các kim loại nặng.

Phân hữu cơ nên trộn với phân lân và phân kali để bón lót cho ruộng rau, bón xong rồi cày lật đất hoặc bón theo hốc hoặc theo luống, hàng. Nếu bón theo hốc thì trộn đều phân bón vào từng hốc, lấp đất rồi trồng, nhằm tập trung phân bón (tiết kiệm được phân). Cách này thường áp dụng cho cây có khối lượng thân lá lớn, thời gian sinh trưởng dài. Còn bón theo luống, hàng thì rải phân đều vào luống rồi lấp đất trồng.

Trong một năm bón cho 1ha khoảng 20 tấn phân hữu cơ, 500kg phân supe lân hoặc lân nung chảy, 250 -300kg phân kali. Bón một lần hoặc chia làm nhiều lần trong năm vào lúc thuận tiện thời tiết. Bón đủ lượng như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magiê và các chất dinh dưỡng khác.

Cụ thể bón phân hóa học cho rau ăn lá được tính theo công thức 200:100:100. Hãy tính lượng phân dùng cho 1ha: Phân urê có 46% lượng N, phân supe lân có 20% lượng P2O5, clorua kali có 60% lượng K2O.

Cách tính như sau:

Phân urê: 200 x 100/46 = 435kg.
Phân super lân: 100 x 100/20= 500kg.
Phân kali: 100 x 100/60= 167kg.

Còn nếu dùng phân hỗn hợp NPK 20:20:10 thì tỷ số cần có là 200/20; 100/20; 100/10 (10 : 5 : 10). Với tỷ số này ta chọn ra số chẵn thấp nhất là 5 tính số phân hỗn hợp cần có là 100kg x 5 = 500kg NPK 20:20:10.

Điểm cần chú ý: Định kỳ tùy theo đặc điểm của từng loại rau trồng mà tưới phân đạm. Phân đạm càng pha loãng càng tốt và tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Nồng độ bón thúc tăng theo thời gian sinh trưởng: cây con 1% và cây trưởng thành 3%. Trước lúc thu hoạch rau từ 15 - 20 ngày nên ngừng tưới phân đạm để đảm bảo lượng nitrat không quá cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Có thể bạn quan tâm

Chọn Hướng Chăn Nuôi Phù Hợp Chọn Hướng Chăn Nuôi Phù Hợp

Trong khi nhiều hộ thua lỗ vì nuôi con đặc sản thì gia đình anh Bùi Văn Chuyền, thôn Trung, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) vẫn thu lợi nhuận khá từ nuôi lợn rừng và rắn hổ phì.

15/07/2013
Tạo Mới Nguồn Rau Sạch Tạo Mới Nguồn Rau Sạch

Mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh vừa được nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Đà Nẵng triển khai tại Cù Lao Chàm (TP.Hội An) đã mở ra hướng, tạo sản phẩm rau sạch cho người tiêu dùng tại đây mà không phải cần đất sản xuất.

15/07/2013
Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường Nano Bạc - Độc Tố Đối Với Người Và Môi Trường

Các thử nghiệm được thực hiện bởi Viện Pasture và Trung Tâm Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Nam Bộ của Viện Nghiện Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II cho thấy Nano bạc có khả năng diệt các loài vi khuẩn bao gồm Vibrio cholera, E. coli và Vibrio parahaemolyticus

23/06/2013
Trang Trại Nuôi Vịt Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Trang Trại Nuôi Vịt Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Tích lũy kinh nghiệm bằng thâm niên nuôi vịt chạy đồng rồi sang nuôi vịt thịt, nuôi vịt sinh sản nhốt tại chỗ, ông Võ Văn Vân ở ấp Mỹ Tây, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã chuyển sang nuôi vịt giống theo hướng an toàn sinh học và mở thêm lò ấp trứng.

23/06/2013
Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân Giải Bài Toán Khó Cho Nông Dân

"Nhờ những trợ giúp tích cực của Hội ND, chúng tôi có thêm cơ hội làm ăn tốt hơn, hiểu biết cuộc sống hơn" - ông Lường Văn Hặc, bản Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La, tâm sự.

15/07/2013