Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lưu ý khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học nuôi cá

Lưu ý khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học nuôi cá
Ngày đăng: 24/09/2015

Phụ phẩm khí sinh học là sản phẩm ở dạng lỏng và rắn của quá trình phân giải cơ chất bao gồm nước xả, bã cặn và váng.

Phụ phẩm khí sinh học chứa khoảng 93% nước, 7% chất khô (4,5% hợp chất hữu cơ và 2,5% hợp chất vô cơ).

Thành phần chính của phụ phẩm khí sinh học là những chất hữu cơ ở thể rắn, chất dinh dưỡng dễ hòa tan, các loại nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn…) và những tế bào mới hình thành trong quá trình phân giải.

Do vậy, việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm thức ăn nuôi cá là biện pháp có cơ sở khoa học và mang lại nhiều lợi ích tốt hơn hẳn so với dùng phân tươi trực tiếp bón vào ao cá.

Có thể xem đây là loại phân sạch để nuôi cá vì quá trình lên men trong bể phân giải, các mầm bệnh đã bị tiêu diệt, góp phần làm giảm một số loại bệnh, nhất là các bệnh ở da, mang của cá.

Mặt khác khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học sẽ dễ dàng tạo màu nâu xám cho nước ao, nên tăng khả năng hấp thu nhiệt của ao và pH của nước dễ ổn định ở mức trung bình, cá phát triển tốt hơn.

Nhiều kết quả nghiên cứu và thử nghiệm mô hình ở nước ta đã cho thấy khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm thức ăn cho cá đã giảm được 25 đến 30% chi phí đầu tư thức ăn, cá sinh trưởng phát triển nhanh hơn, giảm ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, để sử dụng phụ phẩm khí sinh học nuôi cá đem lại hiệu quả cao, đúng phương pháp cần phải quan tâm, lưu ý cách sử dụng:

Phần nước xả và phần cặn đều có thể sử dụng để nuôi cá, nhưng phần nước xả có giá trị dinh dưỡng cao hơn, do vậy nên sử dụng thường xuyên hơn.

Riêng phần bã cặn sau khi đưa ra khỏi bể khí sinh học nên để ngoài không khí ít nhất vài giờ để giảm bớt tính khử. Khi dùng nước xả cho vào ao cá phải phun đều mặt ao với mức 0,5 đến 0,6 kg/m2 mặt ao và cứ 3 ngày làm một lần.

Đối với bã cặn thì rắc đều trên mặt nước 0,3 đến 0,4kg/m2 mặt ao.

Khi sử dụng phụ phẩm khí sinh học bón vào ao cá cần chú ý đến độ trong của ao nuôi, mật độ cá và thời gian nuôi để điều chỉnh cho phù hợp.

Hàng ngày cần quan sát lượng dưỡng khí (ôxy) trong ao, nếu thấy hiện tượng cá nổi đầu nhiều và quá lâu thì cần tăng lượng ôxy cho ao bằng cách sục khí, thay nước, tạo sóng…

Độ sâu của ao nuôi có sử dụng phụ phẩm khí sinh học nên từ 1,5 đến 2,5m.


Có thể bạn quan tâm

Khẩn Cấp Chống Lũ Khẩn Cấp Chống Lũ

Tại Cửa Việt, nhiều đoạn đê, kè bị sóng lớn đánh sập đổ, nhất là khu vực Cảng Xăng dầu Cửa Việt. Lượng mưa đo được tại Hải Sơn là 759 mm, Hải Tân là 591 mm, Cửa Việt là 519 mm. Cầu tràn Ba Lòng thuộc huyện Đakrông bị ngập trên 2 m gây chia cắt, không đi lại được

28/09/2011
Nuôi Cá Tầm Trên Sông Sêrêpôk Nuôi Cá Tầm Trên Sông Sêrêpôk

Cùng với thành công của nhiều hộ ND nuôi cá lăng lồng trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi, mới đây Tập đoàn Cá tầm Việt Nam triển khai nuôi cá tầm lồng với quy mô lớn nhất nước trên lòng hồ Nhà máy Thủy điện Buôn Tu Srah (huyện Lăk, Đăk Lăk).

11/03/2012
Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa Trong Tháng 10 Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa Trong Tháng 10

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa tổ chức tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho các tỉnh thành phía Nam trong hai ngày 29 và 30/9 tại TP.HCM, đây là chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011

04/10/2011
Kiếm Sống Nhờ Bông Súng Mùa Lũ Miền Cửu Long Kiếm Sống Nhờ Bông Súng Mùa Lũ Miền Cửu Long

Cứ mỗi buổi sáng, nhà chị Đậu ở An Giang gồm 5 người chạy ghe theo con nước lớn sang cánh đồng Campuchia lân cận để hái bông súng về bán. Miền Tây vào mùa nước nổi là thời gian dân sống dựa vào loài hoa trắng này

09/10/2011
Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Chè Theo Hướng VietGAP Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Chè Theo Hướng VietGAP

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã và đang tích cực xây dựng mô hình sản xuất chè theo hướng VietGAP, tạo mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nhằm giữ vững thương hiệu chè đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận.

12/03/2012