Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ

Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ
Ngày đăng: 11/02/2014

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Chim trĩ thích nghi tốt ở nhiều điều kiện địa hình và vùng khí hậu. Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản. Tùy mục đích, quy mô sản xuất bà con có thể lựa chọn cách thiết kế chuồng sao cho phù hợp nhất với điều kiện sẵn có mà vẫn đảm bảo được yếu tố kỹ thuật trong việc quản lý và chăm sóc chim. Nền chuồng nên rải trấu hoặc mạt cưa với độ dày 5–8 cm, có khu đổ cát để chim tắm cát. Điều quan trọng là chuồng phải có lưới quây để cho chim khỏi bay đi.

Chim trĩ nuôi bình quân 8 tháng tuổi là có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 - 80 trứng. Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng mà thường đẻ nhờ vào tổ chim khác. Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo, người nuôi thường dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim như cho ấp chung với gà hoặc ấp bằng máy ấp trứng. Việc ấp nở chim trĩ dễ dàng như ấp gà, vịt nên khả năng nhân rộng tổng đàn chim trĩ của các hộ nuôi là không mấy khó.

Với hiệu quả kinh tế khá cao, ngoài tiêu thụ như đặc sản tại các nhà hàng lớn, nhứt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thì chim trĩ còn là đối tượng chim cảnh được nhiều người yêu thích. Việc nhân nuôi chim trĩ là hướng chọn lựa nhiểu triển vọng. Song để đảm bảo hiệu quả đầu tư, bà con nông dân cũng nên tham khảo, nắm vững kỹ thuật nuôi cũng như tìm hiểu các qui định của Nhà nước về nhân nuôi động vật hoang dã, để việc sản xuất kinh doanh chim trĩ thuận lợi hơn sau này.


Có thể bạn quan tâm

Để rau an toàn có thị trường ổn định Để rau an toàn có thị trường ổn định

Nhằm giúp người trồng rau màu có thu nhập ổn định và từng bước sản xuất theo yêu cầu của thị trường, ngành nông nghiệp Đồng Tháp triển khai mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) tại nhiều huyện, thị.

31/10/2015
Nông dân yên tâm sản xuất lúa Nhật Nông dân yên tâm sản xuất lúa Nhật

Với những thành công đã đạt được, năm 2016, nông dân các huyện: Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên (An Giang) sẽ ký kết với Công ty TNHH Angimex Kitoku trồng 3.200 héc-ta lúa Nhật (các giống lúa: Hana, Akita, Kinu, DS1).

31/10/2015
Làm giàu từ trồng rau trái vụ Làm giàu từ trồng rau trái vụ

Trồng rau màu vốn chỉ được coi là một nghề phụ để người dân kiếm thêm thu nhập. Nhưng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ông Vũ Văn Sáu, huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội lại biến trồng rau thành cơ hội phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình mình.

31/10/2015
Hiệu quả từ mô hình đa cây Hiệu quả từ mô hình đa cây

Những năm gần đây, bà con nông dân thị trấn Lộc Thắng nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nói chung đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

31/10/2015
Trồng thanh long trên vùng đất phèn và những vấn đề đặt ra Trồng thanh long trên vùng đất phèn và những vấn đề đặt ra

Cây thanh long đang phát triển mạnh ở huyện Tân Phước (Tiền Giang). Bên cạnh những hiệu quả bước đầu, cũng có không ít những vấn đề đặt ra để cây trồng này “bám rễ” bền vững trên vùng đất mới.

31/10/2015