Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Lưu Ý Khi Chấm Thuốc VSL-1 Tạo Trái Thanh Long Nghịch Vụ

Lưu Ý Khi Chấm Thuốc VSL-1 Tạo Trái Thanh Long Nghịch Vụ
Ngày đăng: 31/07/2013

Việc áp dụng phương pháp chấm thuốc VSL-1 kích thích thanh long ra trái nghịch vụ đã được nhiều nhà vườn ở Bình Thuận thực hiện thành công. Để đạt hiệu quả cao, bà con cần lưu ý:

Bón phân

Trước 7 - 10 ngày, bón cho mỗi gốc thanh long theo liều lượng sau:

- Kali (K2O) 1kg + NPK 16.16.8 0,25kg/trụ hoặc phân NPK Đầu Trâu 20.20.15 + TE 0,6kg/trụ.

Sau khi bón phân, tưới nước 3-4 đợt để cây hấp thụ nhanh.

Chấm thuốc

- Nên thực hiện trên thanh long ở độ tuổi từ 3 năm trở lên.

- Chọn cành xanh tốt, sung sức.

- Trên trụ thanh long chỉ thực hiện 20 - 30 dây (tùy độ tuổi của cây), chọn mắt thanh long từ đoạn giữa dây trở xuống và mỗi dây chỉ chấm một mắt.

- Lựa những mắt sưng (u gai) rồi dùng dao nhỏ hoặc móng tay thực hiện bóc mắt (cạy lớp biểu bì).

- Khi bóc mắt thanh long không để nhân bị phạm (thương tật) vì khi ra trái bị méo và các tai sẽ dị dạng (sứt tai).

- Chỉ chấm thuốc trên nhân màu vàng. Không chấm thuốc trên nhân xanh và nhân trắng.

- Sau khi chấm thuốc 1 ngày, nếu trời không mưa phải tưới nước trên dây và dưới gốc 3 ngày liền vào lúc sáng sớm, sau đó cứ cách 1 tuần tưới 1 lần cho đến khi thu hoạch.

- 2 - 4 ngày sau khi chấm thuốc sẽ xuất hiện nụ tại các mắt.

- Trong giai đoạn chấm thuốc, nếu gặp thời tiết lạnh (dưới 25 độ C) phải dùng giấy báo bao kín mắt, chờ khi nụ to cỡ hạt ngô (bắp) mới mở bao và thực hiện phun thuốc chống rụng nụ non.

Lưu ý: Không nên phun thuốc dưỡng (KNO3 + VSL- 2) để mắt thanh long nở to vì trong quá trình thực hiện phương pháp này chỉ dùng một vài mắt nên các mắt còn lại sẽ bị thối.


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Trồng Thanh Long Xuất Khẩu Quy Trình Trồng Thanh Long Xuất Khẩu

Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw.) có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia, là cây nhiệt đới khô. Nhiệt độ thích hợp cho thanh long tăng trưởng và phát triển là 14-26oC và tối đa 38 - 40oC. Trong điều kiện có sương giá nhẹ với thời gian ngắn sẽ gây thiệt hại nhẹ cho thanh long.

13/02/2011
Kỹ Thuật Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ (Đài Loan) Kỹ Thuật Trồng Cây Thanh Long Ruột Đỏ (Đài Loan)

Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan được Chi nhánh TCty Rau quả Việt Nam tại Lạng Sơn trồng khảo nghiệm, bước đầu được đánh giá cho kết quả khá. Quả thanh long rất sai, ruột đỏ tím, ăn ngọt (độ đường 16 – 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng... Bộ NN–PTNT đã cho phép Viện Rau quả trồng thí điểm để nhân giống ra diện rộng.

22/12/2011
Giống Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Phủ Quỳ Giống Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Phủ Quỳ

Trong chương trình phát triển cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung, Phủ Quỳ (Nghệ An) nói riêng, Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ, đã đưa giống thanh long ruột đỏ trồng thực nghiệm trên đất Phủ Quỳ từ năm 2001...

22/12/2011
Lai Tạo Thành Công Thanh Long Ruột Tím Hồng Lai Tạo Thành Công Thanh Long Ruột Tím Hồng

Sau thời gian nghiên cứu, chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã lai tạo thành công giống thanh long ruột tím hồng.

07/05/2012
Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Thanh Long Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Thanh Long

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)….

05/08/2013